Thái Luân và Một Sản Phẩm Kỳ Diệu
Cát Biển
Chúng ta hãy hướng về phương Đông và trở về quá khứ thật xa để thưởng thức một công trình có nhiều ý nghĩa.
Nó là một sản phẩm mà ngày nay đã trở thành nhu cầu tối cần thiết của đời sống văn minh. Chính các trang báo, cũng như bất kỳ một quyển sách hay tạp chí nào, đều được in trên nó. Chúng ta dùng nó để gửi những món quà tặng người thân yêu. Các phòng ốc trong nhà được tô điểm bằng nó. Các danh hoạ hay các tác phẩm nghệ thuật đều được in trên nó. Tôn giáo dùng nó để truyền bá những tư tưởng cao thâm. Những hiệp ước quan trọng của thế giới cũng đều được ký trên nó.
"Nó" chính là giấy, một sản phẩm rất cần thiết mà có lẽ chính cả người phát minh ra nó cũng không thể tưởng tượng hết những công dụng lợi ích.
Đi tìm về nguyên thuỷ của những tờ giấy đầu tiên, chúng ta phải ngược về hơn 2000 năm trước với nền văn hoá cổ xưa của Trung Hoa. Khác với địa vị của Trung Hoa ngày nay, vương quốc Trung Hoa từ ngàn xưa đã lừng lẫy dẫn đầu thế giới về văn hoá, kinh tế, và xã hội mải cho đến thế kỹ thứ 16. Đầu thế kỹ thứ 16 các nước Âu Châu mới bắt kịp và vượt trội hơn Trung Hoa với các tiến triển về kỹ thuật và văn hoá.
Theo sử liệu là triều đại của Hậu Đế (Ho Ti), vào những năm khởi đầu của Tây lịch (Tây Lịch dựa trên năm sanh của Đức Chúa Jesus Christ) mà giấy viết đã được phát minh. Hằng mấy trăm năm trước đó, người Tầu đã có tục khắc chữ lên mảng xương hoặc bảng đồng. Họ cũng viết chữ lên thanh trúc, lên lá cây, lên lụa, hoặc lên vải thô... Đối với tất cả vật liệu này chỉ có vải thô là tương đối thực tiễn và tiện lợi nhất để lưu trữ. Tuy nhiên, vào thời này, ngay cả vải vóc cũng rất là hiếm hoi và tốn nhiều công phu mới dệt nên. Một nhân sĩ thời bấy giờ là ông Thái Luân (T'sai Lun) nhận ra sự cần thiết, và ông bỏ nhiều công phu tìm tòi chế biến một loại chất liệu khác để viết chữ tương tự như vải, nhưng thực tiễn và ít tốn kém hơn.
Thái Luân đã chú tâm chế biến loại giấy thô vì ông cần vật liệu để viết chữ. Năm 55 tuổi, sau nhiều cố gắng không đạt được kết quả, một hôm ông dùng vỏ cây dâu giã nát cho nhuyễn, xong trộn thêm với sớ của cây gai, rồi ông bỏ vào nồi đun sôi. Kết quả là một chất đặc sệt có màu ngà trắng, mà khi phết lên khuôn phơi khô thì đông cứng lại thành những "tờ" giấy bồi dầy. Những tờ giấy này có thể được dùng để viết chữ bằng mực lên. Đó cũng chính là những tờ giấy đầu tiên của nhân loại.
Ông đệ trình công trình này lên triều đình Trung Hoa vào năm 105 sau Tây Lịch. Để khen thưởng công lao của ông, vua Hậu Đế ban ông phẩm hàm làm quan của triều đình. Sau đó ông trở thành một vị trọng thần của vua.
Tuy nhiên, nếu công trình của ông quả thật là hữu ích cho nhân loại, Thái Luân lại kém may mắn trong cuộc đời chính trị. Sau khi vua Hậu Đế băng hà, triều đình tấn phong một vị vua mới. Vì sự hiềm khích với một nhân vật khác trong hoàng tộc, gây nên sự nghi kỵ của vị vua mới, ông đã phải uống thuốc độc tự tử năm 118.
Sau khi ông mất đi, các công trình của ông được một đệ tử tiếp nối. Tuy nhiên, những bí quyết làm giấy này mãi hơn 1000 năm sau, tức vào thế kỹ thứ 12, mới bắt đầu được truyền sang Tây Ban Nha năm 1150. Đến thế kỹ thứ 15, khi giấy viết được thịnh hành tại Âu Châu, các nhà máy làm giấy thi nhau được dựng lên với nhiều kỹ thuật ngày một tân kỳ. Giấy thô thì được chế biến bằng những thủ thuật đơn giản. Các loại giấy quý thì dùng các phương thức hoá học phức tạp pha trộn sớ giấy với các hợp chất soda, sulfate hoặc sulfite để tăng vẻ tinh anh và độ bền bỉ của giấy. Nhưng nguyên tắc chính vẫn dựa vào tính chất kết hợp của các tế bào gỗ khi các sớ cây được nghiền nhỏ, phết lên khuôn rồi phơi cho đong khô lại.
Chúng ta hãy hướng về phương Đông và trở về quá khứ thật xa để thưởng thức một công trình có nhiều ý nghĩa.
Nó là một sản phẩm mà ngày nay đã trở thành nhu cầu tối cần thiết của đời sống văn minh. Chính các trang báo, cũng như bất kỳ một quyển sách hay tạp chí nào, đều được in trên nó. Chúng ta dùng nó để gửi những món quà tặng người thân yêu. Các phòng ốc trong nhà được tô điểm bằng nó. Các danh hoạ hay các tác phẩm nghệ thuật đều được in trên nó. Tôn giáo dùng nó để truyền bá những tư tưởng cao thâm. Những hiệp ước quan trọng của thế giới cũng đều được ký trên nó.
"Nó" chính là giấy, một sản phẩm rất cần thiết mà có lẽ chính cả người phát minh ra nó cũng không thể tưởng tượng hết những công dụng lợi ích.
Đi tìm về nguyên thuỷ của những tờ giấy đầu tiên, chúng ta phải ngược về hơn 2000 năm trước với nền văn hoá cổ xưa của Trung Hoa. Khác với địa vị của Trung Hoa ngày nay, vương quốc Trung Hoa từ ngàn xưa đã lừng lẫy dẫn đầu thế giới về văn hoá, kinh tế, và xã hội mải cho đến thế kỹ thứ 16. Đầu thế kỹ thứ 16 các nước Âu Châu mới bắt kịp và vượt trội hơn Trung Hoa với các tiến triển về kỹ thuật và văn hoá.
Theo sử liệu là triều đại của Hậu Đế (Ho Ti), vào những năm khởi đầu của Tây lịch (Tây Lịch dựa trên năm sanh của Đức Chúa Jesus Christ) mà giấy viết đã được phát minh. Hằng mấy trăm năm trước đó, người Tầu đã có tục khắc chữ lên mảng xương hoặc bảng đồng. Họ cũng viết chữ lên thanh trúc, lên lá cây, lên lụa, hoặc lên vải thô... Đối với tất cả vật liệu này chỉ có vải thô là tương đối thực tiễn và tiện lợi nhất để lưu trữ. Tuy nhiên, vào thời này, ngay cả vải vóc cũng rất là hiếm hoi và tốn nhiều công phu mới dệt nên. Một nhân sĩ thời bấy giờ là ông Thái Luân (T'sai Lun) nhận ra sự cần thiết, và ông bỏ nhiều công phu tìm tòi chế biến một loại chất liệu khác để viết chữ tương tự như vải, nhưng thực tiễn và ít tốn kém hơn.
Thái Luân đã chú tâm chế biến loại giấy thô vì ông cần vật liệu để viết chữ. Năm 55 tuổi, sau nhiều cố gắng không đạt được kết quả, một hôm ông dùng vỏ cây dâu giã nát cho nhuyễn, xong trộn thêm với sớ của cây gai, rồi ông bỏ vào nồi đun sôi. Kết quả là một chất đặc sệt có màu ngà trắng, mà khi phết lên khuôn phơi khô thì đông cứng lại thành những "tờ" giấy bồi dầy. Những tờ giấy này có thể được dùng để viết chữ bằng mực lên. Đó cũng chính là những tờ giấy đầu tiên của nhân loại.
Ông đệ trình công trình này lên triều đình Trung Hoa vào năm 105 sau Tây Lịch. Để khen thưởng công lao của ông, vua Hậu Đế ban ông phẩm hàm làm quan của triều đình. Sau đó ông trở thành một vị trọng thần của vua.
Tuy nhiên, nếu công trình của ông quả thật là hữu ích cho nhân loại, Thái Luân lại kém may mắn trong cuộc đời chính trị. Sau khi vua Hậu Đế băng hà, triều đình tấn phong một vị vua mới. Vì sự hiềm khích với một nhân vật khác trong hoàng tộc, gây nên sự nghi kỵ của vị vua mới, ông đã phải uống thuốc độc tự tử năm 118.
Sau khi ông mất đi, các công trình của ông được một đệ tử tiếp nối. Tuy nhiên, những bí quyết làm giấy này mãi hơn 1000 năm sau, tức vào thế kỹ thứ 12, mới bắt đầu được truyền sang Tây Ban Nha năm 1150. Đến thế kỹ thứ 15, khi giấy viết được thịnh hành tại Âu Châu, các nhà máy làm giấy thi nhau được dựng lên với nhiều kỹ thuật ngày một tân kỳ. Giấy thô thì được chế biến bằng những thủ thuật đơn giản. Các loại giấy quý thì dùng các phương thức hoá học phức tạp pha trộn sớ giấy với các hợp chất soda, sulfate hoặc sulfite để tăng vẻ tinh anh và độ bền bỉ của giấy. Nhưng nguyên tắc chính vẫn dựa vào tính chất kết hợp của các tế bào gỗ khi các sớ cây được nghiền nhỏ, phết lên khuôn rồi phơi cho đong khô lại.
Điều đáng chú ý là mãi đến thế kỹ 21 của chúng ta, loài người vẫn không ngừng phát minh chế biến các công dụng mới của giấy. Công ty McDonald đã khởi đầu kỹ nghệ fast food vào thập niên 60 nhờ sáng kiến đựng thức ăn bằng các ly, bao và hộp giấy. Các đại công ty luôn luôn tìm cách hạn chế số lượng giấy khổng lồ mà họ phải đối phó hằng năm. Quý vị luật gia yêu thích giấy "Put it on paper, sir!"... Kỹ nghệ tái-tuần-hoàn (recycling - chế biến hữu dụng lại các sản phẩm đã xài rồi) càng khiến giấy trở nên gần gũi với các nhu cầu hằng ngày của chúng ta hơn. Với sức tưởng tượng vô biên và ngộ nghĩnh của loài người, chắc chắn là chúng ta chưa biết hết các công dụng của giấy, một sản phẩm kỳ diệu đa năng của nhân loại.
Cát Biển
No comments:
Post a Comment