Tuesday, September 30, 2008

Có (Nhạc)

1 comments



Nhạc: Nguyễn Thiện Doãn
Thơ: Cát Biển
Guitar: Hoàng Minh
Trình bày: ca sĩ Quỳnh Lan

Mấy mùa đã qua
mãi còn thiết tha
lòng ai âm vang kỷ niệm
xưa một thuở có em bên đời...


Có mây hồng trao hương đêm mơ
Có quanh co phút tối đợi chờ
Có sông sâu bến bờ thao thức
Có cả thần tiên tuổi dại khờ

Có nụ cười len trong ngây thơ
Có mưa ngâu ngăn trở đôi bờ
Có luá ngô giỡn đùa gió mát
Có cả đình cung khép cổng thờ

Có tháp ngà treo cao mây xanh
Có chim vui hót rộn trên cành
Có diều cao ngất hồn trai trẻ
Có hoàng hôn vó ngựa đời

Có đêm dài miên man khôn nguôi
Có đêm trăng mộng gửi ven đồi
Có lệ tuôn lệ mùa sung sướng
Có tiếng cười vui cuối nẻo đường

Mấy mùa đã qua
mãi còn thiết tha
lòng ai âm vang kỷ niệm xưa
một thuở có em bên đời...


Cát Biển

[bấm nút Play ở dưới để xem Video]

Monday, September 29, 2008

Missy Và Những Ngày Với Wilkes

0 comments

- Anh có thể đưa tôi về nhà anh tối nay không?

Missy nhìn thẳng vào mắt Duy chờ đợi câu trả lời, môi cô nở nụ cười nhẹ..

Lời đề nghị trực tiếp của Missy Smith làm Duy phải ngạc nhiên và bối rối. Missy là một thiếu nữ với bờ tóc vàng óng dài chấm vai, cặp mắt xanh lơ, và một thân hình gợi cảm nhất không riêng của phân khoa Engineering mà của cả trường Đại Học Wilkes. Trường Đại Học Wilkes thuộc thành phố Wilkes-Barre, PA miền Đông Bắc Hoa Kỳ là một trường tư với khoảng 1,800 sinh viên. Vì là một Đại Học tư nên học phí khá cao, với khoảng 60% là sinh viên nội trú, đa số là con của những gia đình trung lưu khá giả ở xa về trọ học. Số sinh viên tương đối ít nên mọi người đều biết nhau cả. Có thể nói Missy là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của trường vì nét thướt tha và một sự thu hút vô hình nào đó của cô. Khi cô nhập học nội trú đầu năm ngoái cùng niên khóa với Duy, từ giáo sư đến các sinh viên không ai mà không biết tên Missy Smith. Mỗi khi cô đi thoăn thoắt ngang qua sân các giảng đường, mọi người nhất là các nam sinh viên đều ngỏ lời chào hỏi. Và cô luôn đáp lại mọi người bằng một nụ cười thật tươi thật đẹp. Missy có bờ tóc vàng óng gần như bạch kim, đôi môi mộng duyên dáng và một thân hình dong dỏng hấp dẫn của một thiếu nữ Mỹ lứa tuổi 20. Cô ta có một dáng dấp mảnh khảnh với làn da trắng mịn như bông bưởi. Bờ ngực của cô căng tròn đầy đặn sức sống thường hay lồ lộ làn da trắng bầu bĩnh khi cô mặc áo hở cổ vào mùa hè.

Chỉ sau vài tháng từ lúc ra khỏi trại tị nạn Indiantown Gap năm 1975, có một dạo Duy cảm thấy như tâm lý mình không còn bình thường nữa vì sự đơn điệu trong nếp sống càng lúc càng nặng nề. Duy không thấy mình còn năng lực làm việc nữa, mà một tâm sự chán nản buồn bã nặng nề xâm chiếm cả tâm hồn Duy. Duy phải lấy hẹn đến với một bác sĩ phân tâm học Hoa Kỳ trên đường Main St để trị liệu. Ông ta là một người bác sĩ thật đáng mến, tuyệt vời với nụ cười thân thiện và luôn chăm chú nghe bệnh nhân không bỏ sót một lời nào. Duy không biết mỗi lần đến với ông chánh quyền phải trả bao nhiêu tiền, có lẽ cả trăm đô. Nhưng phải công nhận sau 2 lần gặp ông ta, Duy cảm thấy nhẹ nhõm và yêu đời hơn. Ông ta sau khi phân tích và giám định, cho biết là Duy đang có dấu hiệu chứng trầm cảm do ít tiếp xúc với bè bạn và làm việc quá độ, nhưng nhiều hi vọng là bệnh sẽ hết hẳn khi Duy hội nhập nhiều hơn vào đời sống Hoa Kỳ. Quả thật, ông bác sĩ đó rất đúng. Và người trị chứng trầm cảm đó cho Duy lại chính là người con gái cùng lớp có tên là Missy.

Duy hơi bỡ ngỡ nói như lập lại lời của Missy:
- Ohhh..cô thật tình muốn ghé thăm chỗ tôi ở hở?
- Yes...can we do that? I want to see your room...Missy cười thật tươi với nét hồn nhiên..
- ...Oh... Okay...nhưng phòng tôi sơ sài lắm, không có gì đặc biệt cả...
- That is okay...tôi thích thăm viếng chỗ anh ở...

Missy một lần nữa lại cười thật tươi. Hầu như cô luôn đạt được những yêu cầu gì cô muốn.

Đó là lần đầu tiên Duy mang một người bạn về thăm căn phòng đơn giản ấy, lại là một người con gái, mà cũng lại là một thiếu nữ Mỹ xinh nổi tiếng của trường Wilkes. Từ mấy hôm nay Missy cứ nhờ Duy ở nán lại lớp giúp cô mấy bài toán vi tích phân hơi khó hiểu, vì Duy vừa là một sinh viên khá hàng đầu trong các lớp Điện vừa là một tutor (dạy kèm) cho phân khoa Toán. Chiều nay trong khi mải mê giải các phương trình trên bảng đen cho Missy hiểu, Missy lúc đang đứng sau lưng Duy bỗng nhiên cô chồm người vói lấy cục phấn viết thêm mấy chữ trên bảng khiến cho 2 thân hình nam nữ chạm sát nhau như 2 người bạn thân tình. Dầu không quay đầu lại, Duy cũng cảm nhận được bờ ngực của Missy đang chạm vào lưng mình và cánh tay phải của cô cũng chạm sát vào cánh tay mặt của Duy. Trong phân khoa Engineering năm đó chỉ có 2 nữ sinh viên, Missy và Beth Lewis. Beth học khá, lúc nào cũng nghiêm trang không cười không giỡn, gần như là khô khan. Missy thì lúc nào cũng tươi cười, ngọt ngào với mọi người và có vẽ đang gặp khó khăn chạy đua theo môn Vật Lý do giáo sư Hostler giảng. Giáo sư Hostler tốt nghiệp Tiến Sĩ đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) là một người rất thông minh và có nụ cười hồn nhiên như trẻ thơ. Thường thường lớp ông chỉ có nhiều nhất là 3 sinh viên được điểm A, đa số điểm B và C. Phần còn lại bị đánh rớt. Tiến sĩ Hostler thường khoe phần lưng của ông với các sinh viên vì ông luôn luôn vào lớp xoay người vào bảng màu nâu viết liên tục những phương trình toán Vật Lý dài thoòng từ đầu giờ đến cuối giờ, miệng giảng bài liên tuc. Khi ông quay lại hỏi cả lớp xem "có ai còn không hiểu điều gì cho bài giảng hôm nay không?" thì thông thường được cả lớp trả lời bằng một sự im lặng...cho đến khi ông buông lời như bỏ cuộc bằng một nụ cười nhẹ "No questions? That's good...see your next time then ..." Và hình ảnh ấn tượng về môn Vật Lý càng nặng nề hơn cho Duy lúc đặt chân đến giảng đường Đại Học ngày đầu tiên. Một năm trước đây tiếng Anh của Duy thuộc hạng "ăn đong", tức là hôm nào học được chữ nào mới trong tự điển là đem ra xài cho xong ngày hôm ấy.

Vì vậy mà cũng không thể nào trách Missy khi cô có chỗ khó hiểu cần nhờ Duy giúp giùm. Tuy nhiên những va chạm nam nữ ấy không khỏi khiến Duy bối rối. Từ ngày được nhận vào trường Wilkes, Duy như một con ngựa hoang không chơi cùng bầy với ai cả. Trong khi các sinh viên nam nữ con nhà giàu có ở nội trú vừa học vừa chơi thâu đêm với các parties hội hè, uống bia uống rượu, hút thuốc, trợt tuyết, du lịch, chơi thuyền .v.v....Duy chỉ biết cắm đầu cắm cổ chú tâm học hành với một học trình nặng nề gấp đôi 1 sinh viên bình thường, lại còn dạy kèm Toán kiếm tiền chi phí sinh nhai, ngoài ra Duy còn tình nguyện dạy kèm trong chương trình YMCA của thành phố nhằm giúp các trẻ trung học thêm yêu thích ngành Toán ở học đường.

Mùa Hè năm ngoái, có một nữ sinh viên theo học nội trú một trường ở thành phố Boston tên Kimberly Brown, gọi tắt là Kim, nhân dịp về thành phố này đoàn tụ cùng gia đình mùa Hè cũng lấy 1 lớp Calculus nơi trường Wilkes và gặp Duy nơi phòng dạy kèm. Kim cũng hay nhờ Duy giúp giùm môn Toán. Kim có nước da sậm đỏ vì cô thường hay tắm nắng. Kim thích mặc áo hở ngực vì khí hậu ấm nóng của mùa Hè. Không riêng gì Kim, mọi cư dân vùng này khi trời ngưng tuyết và trở nên ấm áp, ai ai cũng thích ăn mặc nhẹ nhàng túa ra đường cả. Khi cả hai cùng vào thang máy để đi xuống giảng đường, Kim cúi người xuống lượm cây bút trước mặt Duy để lộ nguyên cả hai gò bồng đảo nơi cổ áo rộng của cô ta. Tuy nhiên Duy vẫn nhủ thầm "mình chỉ chú tâm vào việc học, không để bị phân tâm vào bất cứ chuyện gì khác.." Tối hôm đó, Kim mời Duy qua nhà ăn tối chung với gia đình cô. Kim lái xe đến đón Duy chở lên 1 ngọn đồi cách đó khoảng 40 phút. Đó là lần đầu tiên Duy có dịp đến thăm một gia đình Mỹ giàu có. Kim giới thiệu với mẹ cha cô: "Đây là Dzuy...người giúp đỡ con rất nhiều môn Toán tại trường Wilkes..." hiển nhiên là cha mẹ Kim rất vồn vã và sung sướng khi nghe Kim có hứng khởi học các môn khó nuốt này trong mùa Hè, trong khi các thanh thiếu nữ khác chỉ biết vui chơi hưởng thụ..và sau đó các món ăn liên tục được dọn ra... từ món phụ appertizer, các món chính gồm cả tôm hùm và steak, rồi đến món tráng miệng và cuối cùng là cà phê...cứ y như là buổi tiệc tiếp tân của 1 nhà hàng sang trọng khiến Duy lúc nào cũng bỡ ngỡ vì khung cảnh quá xa lạ với nếp sống bận rộn và khiêm nhường của 1 sinh viên tị nạn Việt Nam. Sau bữa ăn, Kim lại hẹn thêm với 2 bạn gái trẻ tuổi khác cùng học đại học năm thứ nhất như cô, để kéo nhau đi dancing chung với Duy. Đêm đó Duy cứ một mực kiếu từ vì phải lo về học bài và chuẩn bị vô số việc phải làm cho hôm sau khiến Kim đành phải tiu nghỉu chở xe đưa Duy về nhà. Từ đó Duy cứ phân vân mỗi lần nghỉ đến kỷ niệm hôm đó...tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình nhận lời đi dancing với Kim mùa Hè năm ấy?

Có lẻ Duy đang noi theo gương của các sinh viên Việt Nam khác qua Mỹ du học trước Duy cũng trong trường Wilkes này chăng, vì các anh đó ai cũng đứng đầu lớp về các môn Toán, Vật Lý và Engineering? Hay tại vì Duy quá muốn theo đuổi việc học đến độ nung nấu trong lòng một sự căm hờn nào đó? Duy không cần biết rõ, chỉ biết là mình chẳng những phải học khá, mà còn phải vượt lên hàng đầu qua khỏi các bạn cùng lớp, như để trả một mối hận thù nào đó do định mệnh gây ra cho Duy, một người tị nạn Việt Nam.

Rồi lại thêm chuyện một người sinh viên Việt nội trú trong trường Wilkes tên là Khá, có tên Mỹ là Robert. Robert từ ngày gặp 1 cô gái Mỹ gốc người Ý tên Lisa thì thay đổi hẳn nếp sống. Lisa có nước da trắng ngần với đôi cánh tay thon điểm thêm nhiều lông tơ mướt sậm. Chỉ cần ngắm đôi tay ấy là có cảm tưởng Lisa có một sinh lực thiếu nữ dồi dào. Mỗi khi ngồi nghe nhạc chung với các bạn nam nữ, Lisa rất nhiệt thành và dạn dĩ, cô ca to một cách hồn nhiên và lắc lư thân hình thon của cô õng ẹo theo những bản nhạc mà cô thích. Cô sống thoải mái và quen biết nhiều bạn trai. Người ta có thể thấy Lisa trong phòng mấy tên sinh viên đánh football của trường gần như hằng đêm. Nghe nói Lisa đã thử qua hầu hết các tên con trai này. Và cô thay đổi bạn trai như thay áo. Khi cặp Robert, hai người mải mê mùi mẫn với nhau làm sao mà kẻ thua thiệt lại chính là Robert. Robert vừa khó khăn vật lộn với Anh ngữ trong lớp học lại đâm ra si mê Lisa như điếu đổ. Sau những đêm làm tình nồng nàn, Robert đâm ra sao lảng chuyện học hành. Lisa thì hết cặp với thanh niên này lại ngủ đêm chỗ khác. Robert càng lúc càng lún trong tình cảm mê muội và càng bị bỏ rơi quá xa trong các lớp học. Lại thêm áp lực từ bạn bè trong giới sinh viên vì các sinh viên Việt Nam trong trường Wilkes từ bao nhiều năm xưa nay đều nổi tiếng là rất giỏi trội môn Toán so với các sinh viên khác, đến nỗi các sinh viên Mỹ cứ theo hỏi Duy và các bạn sinh viên Việt Nam "tại sao các sinh viên Việt đều giỏi Toán cả vậy?" Robert từ từ bị rơi vào trầm cảm (stress) nặng nề...cho đến 1 ngày nọ anh mất luôn trí khôn và nói năng lảm nhảm. Sau đó Robert không còn đến lớp nữa, và các bạn bè Việt Nam cũng đều không biết anh ta đã bỏ đi thành phố nào.

Và hôm nay đối diện với lời mời gọi của Missy, Duy không thể nào không khỏi phân vân. Một bên là lý trí, Duy cương quyết sẽ vượt qua 4 năm đại học với một chú tâm duy nhất là học hành cho đến đích dầu khó khăn gian khổ đến mức nào. Nhưng mặt khác Duy cũng là một thanh niên mới ngoài 20 tuổi với tràn đầy sinh lực và những đòi hỏi tự nhiên của tuổi trưởng thành. Từ dịp quen với Joyce, một thiếu nữ vừa học xong trung học với nét đẹp dịu dàng, trên sân tennis của thành phố và rồi những lần hẹn hò đi chơi công viên, ngồi dạo chêm thảm cỏ ôm ấp nhau, cả hai cũng không đi xa hơn những kề cận vuốt ve nhẹ nhàng ấy. Kể cả những lần cùng nằm chung 1 giường trong phòng nội trú do tên bạn cùng lớp tên John sắp xếp với cái nháy mắt dí dỏm, cả hai bao giờ cũng biết ngừng lại trước khi đi quá xa. Joyce muốn gìn giữ sự trong trắng của cô cho đến ngày cô thành hôn, và sẽ hiến dâng "lần đầu tiên" đó cho người chồng tương lai của cô...cô phát minh ra 1 chiêu được gọi là "Joyce's french kiss", là cách hôn môi mà không chạm lưỡi. Phần Duy cũng đồng ý tuân thủ với các giới hạn đó vì nó biểu lộ ý chí cương quyết vượt qua mọi cám dỗ của chính mình.

Đúng hẹn tối đó Duy ghé qua gặp Missy và cùng sánh vai với Missy đi về hướng nhà Duy cách trường 2 dãy phố. Duy và Missy vừa đi vừa chuyện trò về các môn học, các vị giáo sư, các project sắp tới và các ngày Lễ sắp đến. Missy đi rất sát người Duy, thân hình cô ta tỏa ra một mùi tự nhiên có hương thơm rất đặc biệt khiến Duy cảm thấy thích thú mỗi lần cô ta đi sát chạm người cô vào cánh tay Duy. Đã gần 10 giờ tối. Nhà Duy tắt đèn tối om. Duy đang share phòng chung với chú thím Chính người Việt Nam mướn chung một căn apartment hai phòng ngủ trên căn phố chính của thành phố. Phòng chú thím Chính đã đóng cửa tắt đèn, có lẻ ông bà đang ngủ. Duy và Missy bước vào căn phòng đơn giản của Duy. Phòng Duy chỉ có sơ sài 1 giường, 1 bàn học và mấy tủ quần áo. Missy bắt đầu hỏi về bài toán Vật Lý hôm nay trong lớp và Duy để trả lời câu hỏi của cô ngồi vào bàn mở sách ra suy nghĩ cách làm bài giải. Căn phòng chỉ có một chiếc ghế duy nhất nơi bàn học của Duy. Duy đang sửa sọan viết các phương trình áp dụng để làm bài homework bỗng dưng tiếng nói của Missy làm Duy ngưng ngay điều đang suy nghĩ...

- Anh chỉ có 1 ghế thôi sao...vậy tôi sẽ ngồi trền đùi anh nhé ... Missy vừa hỏi vừa cười như mê hoặc..

Không đợi Duy trả lời, cô ta ngồi hẳn trên đùi Duy lưng tưa hẳn vào lòng Duy...bàn tay đang cầm bút của Duy chợt như không còn khả năng giữ cây bút nữa, chiếc bút rơi xuống mặt bàn... mùi thơm nơi người của Missy làm Duy mê mẩn không còn biết gì hết. Và Duy không còn kềm chế được nữa. Duy dang hai tay vòng ôm qua ngang bờ ngực căng đầy của Missy và khi Missy quay nhẹ lại nhìn Duy thì mái tóc vàng óng ấy cũng xòa vào mặt mũi Duy với một mùi hương và mãnh lực thật hấp dẫn... Missy đổi lại thế ngồi, cô ngồi ngược lại trên đùi Duy, đối diện với Duy. Ngực của Missy cạ xát vào người Duy. Duy thấy mặt mình đang kề vào làn da trắng mượt gần cổ của nàng. Missy cúi xuống... kề môi nàng vào môi Duy...và đặt một nụ hôn nhẹ. Cả hai quấn quít 1 tí xong Duy ẵm người của Missy qua bên giường, cả hai ôm chặt nhau...Bỗng dưng, Duy ngừng lại.

- Missy...chúng ta không thể làm việc này... Tôi cần phải đưa cô về...Duy nói mà mắt nhìn lảng đi không dám nhìn thẳng Missy...
- Oh ..tại sao vậy... Dzuy...
- Bởi vì ... tôi có nhiều việc phải làm xong tối nay...
- Có thật vậy không?
- Yes... sorry, Missy!

Quyết định kỳ lạ của Duy làm cho Missy bỡ ngỡ và như thất vọng. Thế là cả hai cùng bước trở lại trường đêm đó. Duy quyết định đưa Missy về lại khu nội trú của trường vì ban đêm để cô ta đi về một mình lỡ có chuyện gì xảy ra thì ân hận lắm. Trên đường về lại trường cả hai chỉ nói bâng quơ vài câu cho đến khi tới tận cửa phòng của Missy. Missy có vẻ ngạc nhiên về thái độ lạ lùng của Duy. Riêng Duy thì mang trong lòng điều suy tư khó tỏ bày cùng cô. Duy rất sợ những hệ lụy tình cảm có thể sẽ làm sao lảng mục tiêu của Duy. Duy không muốn trở thành một Robert thứ hai của trường Wilkes.

Từ ngày ra khỏi trại tị nạn, đi làm việc lam lũ chỉ mong dành dụm chút đỉnh chờ cơ hội đi học lại, đêm đó là kỷ niệm với một người con gái cùng lớp mà Duy vẫn còn nhớ mãi. Duy cũng không thể nào ngờ một thiếu nữ duyên dáng đáng mến và nổi bật trong trường như Missy, với khối đám thanh niên đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu có, đi xe đẹp, sẵn sàng làm bạn và đưa đón cô mà cô lại bày tỏ ý thích với Duy. Mà trúng nhằm một người chỉ biết lui cui lo học và làm việc như Duy thì lại càng lạ lùng. Điều kỳ lạ đó làm Duy cứ suy nghĩ mãi. Hình ảnh đêm ấy, da thịt ấy, mùi hương ấy, nụ cười ấy, ánh mắt ấy quả là một hấp lực to lớn. Nhưng sự cương quyết của Duy làm cho Duy càng thêm chú tâm vào việc học. Duy bỗng dưng thấy lâng lâng một sự tự hào nào đó về ý chí theo đuổi việc học của mình, để tránh sự đổ vỡ đáng tiếc như Robert. Kể từ hôm đó bỗng dưng chứng trầm cảm trong Duy tan biến đâu mất. Duy bỗng nhiên thấy yêu đời hơn và yêu thích công việc hằng ngày hơn. Missy như vậy chính là ân nhân đã giúp Duy gặt hái được nhiều tự tin và cương quyết chú tâm vào việc học.

Mùa nhập trường niên khóa sau, trong tiếng mừng rỡ của bạn bè chào đón nhộn nhịp khi gặp lại nhau, sân trường Wilkes như thiếu thiếu một cái gì đó. Missy không trở lại trường năm đó. Cả Betsy, một cô gái rất có duyên mà Duy thường gặp cô ta tại thư viện cũng không trở lại.

Rồi bỗng dưng vào mùa nhập trường năm sau nữa, lúc ấy Duy đã lên năm thứ ba, có một cô gái mảnh khảnh với đôi mắt xanh và bờ tóc vàng óng lại xuất hiện tại sân trường khiến Duy không thể tin được cặp mắt của mình. Duy kêu lên:

- Missy...có phải cô đó không Missy?
- Yes, Dzuy...It's me, Missy... how are you? I'm back now...
- Where have you been?

Hai người tìm một chỗ tam cấp trước giảng đường ngồi nói chuyện. Missy kể về mùa Hè năm trước khi về lại nhà cô tại tiểu bang New Jersey cô gặp và quen một người bạn trai. Hai người yêu nhau và Missy quyết định chuyển trường sang Maryland. Sau đó tình yêu giữa cô và Mike, bạn trai của cô, tan vỡ. Năm nay cô quyết định về lại trường Wilkes vì theo cô phong cảnh ở đây đẹp và bình dị với bờ sông thơ mộng của thành phố gần khu nữ ký túc xá, dẽ dàng để cô theo đuổi việc học hơn. Missy đề nghị tối hôm đó Duy và Missy sẽ cùng nhau đi ăn Pizza.

Tối đó hai người cùng đi chơi thật vui và xem xinê, rồi cùng kéo nhau về căn phòng nữ sinh viên khu nội trú của cô ta. Căn phòng trang trí thật xinh xắn với đủ thứ tiện nghi đầy đủ như chính phòng riêng của gia đình cô. Missy mở lên một điệu nhạc êm dịu. Khi cô tắt hết đèn chỉ còn lại đèn blacklight trong phòng thì trên trần nhà màu xanh đậm ửng lên ánh sáng trắng của các hình trăng, sao, và mây đã được cô dán lên trần nhà... Missy và Duy nằm ngửa sát nhau trên căn giường của cô ngắm lên cảnh trên trần nhà tưởng chừng như đang lạc hồn giữa thiên nhiên.

***
Đã bao năm qua từ ngày Duy tốt nghiệp trường Đại Học Wilkes. Các sách vở của môn Vật Lý của Duy ngày nào được nắn nót ghi chép tỉ mỉ cẩn thận, bây giờ chỉ còn được cất trong các thùng chồng chất lên nhau bám đầy bụi của tháng năm. Hôm nay Duy chợt cần một bài viết xưa nên lục lọi khắp các tài liệu cũ đi tìm, tình cờ tìm thấy quyển niên giám có hình ảnh các bạn học năm xưa. Khi mở ra trang của phân khoa Engineering thì hình ảnh của Missy Smith hiện rõ với nụ cười thật xinh. Cám ơn nhé, Missy về sự giúp đỡ của bạn khiến cho những ngày tháng cực nhọc thời sinh viên đó có thêm chút dịu dàng êm ái của hình bóng thiếu nữ, chút tự tin của một người tị nạn trẻ, và những nghị lực để hướng về ngày Lễ Tốt Nghiệp tại trường Wilkes thân yêu.

Cát Biển

Sunday, September 28, 2008

Mưa Đêm (Nhạc)

1 comments

Mưa Đêm

thơ Cát Biển - nhạc Đinh Trung Chính
hòa âm Quốc Toản - ca sĩ Julia Thủy

Đêm nghe tiếng bụi ngàn
Đêm hoang gió luồn ngang
Đêm bão nổi cung đàn
Đêm như réo rắt thở than

Nghe thiên khúc nghê thường
Nghe chân bước bờ thương
Nghe nhung nhớ sông Mường
Nghe thanh thoát trầm hương

Mai tóc điểm sương trời
Mai gió trôi ngàn khơi
Mai rũ rượi góc đời
Mai yên giấc cuộc chơi

Xin hương ngát rộn ràng
Trong hơi ấm mộng đan
Tay vin dấu địa đàng
Cho ta thỏa phút trần gian

Cát Biển


Friday, September 26, 2008

Những Giọt Nước

0 comments

Có những giọt nước làm xao xuyến lòng người
lung linh cuộc sống
và những giọt phiền muộn

Chút nước mắt hồng khoé lệ li ti
ửng lên trong ánh sáng
khi em tìm gặp lại anh
nói sẽ chấp nhận bất kỳ những điều gì khác
chỉ xin được yêu nhau

Những giọt nước tươi mát
từ vòi
chảy tràn qua thân thể
cuốn đi những phù sinh một ngày của kiếp người
những hỉ nộ vui buồn hệ lụy

Có giọt nước kỳ quặc
khởi đi từ miệng người say
vung vãi sang người đối diện
khi lý trí không còn hửu dụng

Ôi những giọt lóng lánh
trong ly thuỷ tinh
nồng cay những ân tình sâu đậm
ngày bạn bè xưa gặp lại nhau
câu chuyện liên hồi không bao giờ dứt

Ám ảnh về giọt nước
nơi khoé mắt của con bò
với đám người hoan ca nhảy múa
bập bùng tí tách nhóm lửa
Con vật tế thần tuyệt vọng khi sắp chết

Có những giọt rất khô
của những con người thèm được sống
đau thương héo cằn thành vết sẹo

Một ngày nào đó
anh xếp hành trang giã từ
đắn đo nhiều

về những giọt nước
sẽ mang theo

Cát Biển

Tuesday, September 23, 2008

Thi Khách Say

0 comments
(Bấm vào hình để xem ảnh lớn)

Thi Khách Say

Rượu phá thành sầu tri kỷ say
Gom mưa kết nắng chén nồng cay
Trăng len cánh liễu tình thơ nhả
Gió gợn hồ gương ý trút bày
Giai điệu tơ đan hồn tưởng vọng
Hồ trường giọt ấm chí ngời bay
Gieo hương vẫy bút nghìn âm điệu
Nối bước người xưa lộng gió mây

Cát Biển

Happiness

0 comments


Anh muốn cùng em đi bộ những bước thật nhẹ nhàng ở công viên dưới làn nắng vàng mềm mại. Anh muốn buổi tối về sau một ngày làm việc chúng ta cùng ra bờ hồ ngắm ánh mặt trời lặn ở phương tây nơi mà bóng hoàng hôn sẽ phủ nhẹ trên vai em lúc anh hôn em trên mái tóc. Anh muốn nghe lời em kể chuyện về những ngày tuổi thơ đầy hạnh phúc hay những bất hạnh của cuộc đời và những tiếng cười tràn đầy nghị lực đã giúp em vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Anh sẽ kể về ba mẹ anh và những bà chị, và tuổi thơ tràn đầy hạnh phúc của anh, và cả những buồn khổ, cùng với ước vọng khao khát trong anh cho những gì mình có thể thành tựu để lưu lại với cuộc đời.


Có những thành phố của những quốc gia mà anh chưa từng đến. Anh mong thăm viếng những nơi đó bên em để chúng ta cùng ăn những món ăn lạ, viếng những cảnh chưa từng thấy, trao đổi và thông cảm với những tập quán mới mẽ, và rồi chia sẻ với em những cãm nhận về các nơi thú vị đó.


Anh muốn dành trọn lòng anh chia sẻ mọi vui buồn với một người mà anh yêu dấu nhất, và trong quả tim em cũng sẽ có một chổ đặc biệt nào đó dành cho anh...anh muốn những gì anh có thể làm được anh sẽ hổ trợ cho người ấy...và anh muốn người ấy cũng sẽ hướng về bến bờ hạnh phúc và an bình như anh...

Anh muốn được thố lộ bàn bạc đối thoại với em mọi suy nghỉ trong lòng anh từ những chuyện tầm thường nhất đến những điều quan trọng nhất, và muốn được nghe từ tấm lòng chân thành của em mọi điều mà em cũng sẽ chia sẻ với anh như vậy.


Có những khi anh sai...những lúc đó anh sẽ cần tới sự nhắc nhở thông cảm, và lòng khoan dung của em, để anh có thể trở thành một con người tốt hơn.

Anh ước mong cùng đi bên cạnh em để cùng hướng về những ý nghỉa đẹp nhất của cuộc đời này...


Cát Biển

oOo


Desiderata

Go placidly amid the noise and haste,
and remember what peace there may be in silence.
As far as possible without surrender
be on good terms with all persons.
Speak your truth quietly and clearly;
and listen to others,
even the dull and the ignorant;
they too have their story.
Avoid loud and aggressive persons,
they are vexations to the spirit.
If you compare yourself with others,
you may become vain and bitter;
for always there will be greater and lesser persons than yourself.
Enjoy your achievements as well as your plans.
Keep interested in your own career, however humble;
it is a real possession in the changing fortunes of time.
Exercise caution in your business affairs;
for the world is full of trickery.
But let this not blind you to what virtue there is;
many persons strive for high ideals;
and everywhere life is full of heroism.
Be yourself.
Especially, do not feign affection.
Neither be cynical about love;
for in the face of all aridity and disenchantment
it is as perennial as the grass.
Take kindly the counsel of the years,
gracefully surrendering the things of youth.
Nurture strength of spirit to shield you in sudden misfortune.
But do not distress yourself with dark imaginings.
Many fears are born of fatigue and loneliness.
Beyond a wholesome discipline,
be gentle with yourself.
You are a child of the universe,
no less than the trees and the stars;
you have a right to be here.
And whether or not it is clear to you,
no doubt the universe is unfolding as it should.
Therefore be at peace with God,
whatever you conceive Him to be,
and whatever your labors and aspirations,
in the noisy confusion of life keep peace with your soul.
With all its sham, drudgery, and broken dreams,
it is still a beautiful world.
Be cheerful.
Strive to be happy.


Max Ehrmann
(Desiderata, 1952)

Ước Vọng
Bạn hãy bước đi một cách bình thản giữa náo nhiệt và vội vã, vì bình yên nếu có chỉ hiện hữu trong sự tỉnh lặng. Cố gắng thân thiện với mọi người càng nhiều càng tốt, bất luận mọi chính kiến của người khác. Hãy nói lên lẻ phải một cách từ tốn và minh bạch, và lắng nghe lời của kẻ khác. Ngay cả những người tẻ nhạt và kém hiểu biết họ cũng có điều cần tỏ bày. Tránh những kẻ ồn ào và hiếu thắng, họ là những phiền nhiểu của tâm hồn. Nếu so đo hơn thua với người khác bạn có thể thở thành vô tích sự và cay cú, bởi vì lúc nào cũng có người hoặc giỏi hơn hoặc thua kém bạn. Hãy mãn nguyện với những thành tựu và dự tính của bạn. Hãy trân quý nghề nghiệp của chính mình dầu có hèn mọn đến mấy, vì đó mới chính là sở hữu thật sự trong cuộc đời dâu bể này. Hãy thận trọng vì thế giới đầy lừa đảo. Nhưng cũng đừng vì đó mà nhắm mắt bỏ qua công đức nào. Bao nhiêu người đang dấn thân cho lý tưởng thanh cao, và đâu đâu cũng đầy gương anh dũng. Hày sống thật với bản chất của mình. Nhất là đừng giả dối trong tình thương. Mà cũng không nên nghi ngờ tình yêu; bởi vì trước những chán chường và thất vọng của cuộc sống, tình yêu chân thật sẽ trường tồn như cây cỏ. Từ tốn lắng nghe điều khôn ngoan qua năm tháng. Hoan hỉ trút bỏ đi những bồng bột thuở thiếu thời. Bạn hãy hun đúc nghị lực sẳn sàng để đương đầu với những bất ngờ gặp phải. Nhưng cũng đừng để cho những ý tưởng đen tối dày vò mình. Nhiều mối lo sợ sinh sôi từ sự mệt mõi và cô đơn. Ngoài nếp sống khiêm cung, bạn cũng nên tự khoan dung với chính mình. Vì chính bạn cũng là một đứa con của vũ trụ. Không kém gì thảo mộc và tinh tú, bạn có quyền hiện hữu ở nơi đây. Dẫu cho bạn có thấu hiểu hay không, vũ trụ vẫn cứ xoay vần theo cách của thiên nhiên. Hãy đặt niềm tin nơi Đấng Tối Cao, bất kỳ bạn hình dung thế nào về Người. Bất kể những công đức và ước vọng gì trong cuộc đời phiền toái này, hãy cố giữ sự thanh tịnh cho tâm hồn. Ngay với tất cả những phù du, chán chường và thất vọng, thế gian này vẫn đẹp lắm. Hãy cứ an vui. Hãy cố gắng để sống trong hạnh phúc.

Cát Biển dịch -

****************************
trang Nhạc và hình Petalia:
Flash Songs on Petalia
Hoa Mai
Nghệ Thuật Sống _ Inspiration
****************************
Note:
To set the picture - Left Justify:
(First Upload as Center)
then Modify
DISPLAY: block --> FLOAT: center

To set the width of the main text body:
(Edit HTML)
Change
#main {
width: 446px --> width: 480px

Phiêu Du

1 comments

Phiêu Du

cây cỏ sống
thiên thể sinh ra và huỷ diệt
nhưng anh
còn một trái tim

em ạ
có tiếng chuông khuya ghé bến sông
đã ngàn năm
còn vọng mãi
và vọng mãi
nhịp sóng rung vào vô tận

tuổi mới lớn
tóc bồng bềnh nụ cười trên môi đỏ
nắng vàng nghiêng
không gian thơm những tiếng đàn
mắt chứa chan hồn náo nức
vì giọng kể chuyện mê hoặc của cha

chợt một buổi trưa mặt trời dừng lại
rất lâu

tay ôm lấy đầu gối
vì hiểu
ai cũng có mặt trên một hành tinh nào đó
hữu hạn

loài chim thèm được bay
và từ đó anh thèm được sống
trong anh niềm thổn thức

tiếng vọng
viễn du

viên lưu ly còn ẩn trong lá xanh
và khát khao cần được xoa dịu
dại cuồng hay ngoan cố ?

Biết tơ sương không bao giờ là vĩnh cữu
thoáng nghe hồn
phút vĩnh cữu
của tình yêu


Cát Biển

Saturday, September 20, 2008

Châm Cứu Và Niềm Hi Vọng

0 comments
Cuối cùng Khoa cũng gặp được người khách quý ấy. Người khách đó tên là Quang. Gọi là khách quý vì lúc này ông ta là niềm hi vọng duy nhất cho gia đình anh Tuấn, mà cũng là niềm hạnh phúc trong lòng Khoa để làm được điều gì đó cho người bạn thân lớn tuổi, người bạn vong niên, nơi thành phố mới này.

Cách đây 2 tháng sau hai lần sắp xếp khẩn khoản mời một ông thầy Đài Loan giỏi từ Florida có khả năng điểm huyệt đến trị bệnh anh Tuấn mà không được vì ông thầy ấy quá bận rộn trong cả 2 chuyến ghé Phila, Khoa và gia đình anh Tuấn mong mõii chờ đợi một niềm hi vọng khác bất kể từ đâu. Vì vậy mà chuyến ghé thăm gia đình anh Tuấn mang nhiều hân hoan và kỳ vọng từ nơi vị thầy châm cứu này.

Sáng nay khi liên lạc được vị thầy châm cứu đó Khoa liền hủy bỏ cuộc hẹn của 2 người khách khác để dành thì giờ sắp xếp ngay việc đưa người thầy này đến nhà châm cứu cho anh Tuấn. Mọi việc giải quyết thật nhanh, răm rắp như đi đánh giặc. Lòng Khoa chợt lâng lâng nhớ lại một câu nói của một tác giả nào đó.. "Không có hạnh phúc vĩnh cửu, chỉ có những khoảnh khắc của hạnh phúc"...và hôm nay là một ngày của hạnh phúc. Khoa vì quá bân rộn theo nhịp sống vội vã chung quanh không đến thăm anh Tuấn được hằng mấy tháng nay, lòng cứ canh cánh cưu mang một món nợ ân tình. Hôm nay là ngày trả lại phần nào món nợ thâm tình đó.

Ngay sau lời giới thiệu của một người bạn, Khoa đã liên lạc và mời được vị thầy châm cứu này đến nhà anh Tuấn để trị bệnh cho anh. Hai tuần trước, một người bạn trẻ tuổi tên Lực bị stroke, méo miệng, cả nhà tưởng chết. Thầy Quang cũng tình cờ từ Las Vegas bay về Philadelphia đúng lúc. Thầy Quang chữa trị Lực hoàn toàn bằng châm cứu, sau 2 tuần lễ Lực đã bình phục gần 90%, sinh hoạt đều đặn và tịnh dưỡng, tránh tiếp xúc mọi người vì những xúc động có thể gây ảnh hưởng đế tiến trình phục hồi. Lực hiện giờ đã khôi phục lại hầu hết khả năng hoạt động.

Anh Tuấn đã bị tai biến mạch máu não (stroke) lần thứ tư. Vào ngày lễ Tân Niên (New Year) 2008 của Hoa Kỳ, trong lúc mọi người náo nức bên tiếng pháo nổ đì đùng nhộn nhịp mừng đêm giao thừa cuối năm của thành phố Philadelphia, có người hàng xóm phát hiện anh Tuấn đang nằm gục bên thềm căn cao ốc do anh làm chủ. Thì ra anh Tuấn, người chủ nhân của hơn mấy chục căn nhà, trong đêm giao thừa vẫn tận tụy đến căn cao ốc ấy để tiếp tục sửa sang các bất động sản của anh. Và anh bất ngờ bị stroke. Thật may mắn là người hàng xóm ấy đã gọi xe cứu thương đến kịp lúc để đưa anh vào nhà thương cấp cứu. Sau mấy tháng điều trị anh Tuấn đã từ từ phục hồi được trí hiểu biết, biết tỏ vẻ vui mừng, lẫn nét buồn bã chán chường, khi gặp lại Khoa hôm trước.

Khoa đến nơi hẹn đúng giờ. Điểm hẹn là trước quán phở góc đường số 6 và Washington Ave. Sau mấy cú điện thoại xác nhận (chắc như bắp) và 30 phút lê thê đứng thấp thỏm chờ đợi, cuối cùng ông thầy châm cứu tên Quang cũng đến gặp Khoa. Khoa và thầy Quang cùng lên xe vì xe Quang có GPS navigator để kiếm đường đi cho dễ. Sau đó câu chuyện vồn vã trên chuyến đi dài 40 phút lái xe.
- Thưa thầy, anh Tuấn bị stroke lần này đã là lần thứ tư. Rất may mà anh ấy còn có cơ hội bình phục. Mẹ tôi cũng từng bị stroke, đến lần thứ ba thì mẹ không tỉnh dậy nữa. Và bà đã mất sau đó.
-Vâng tôi sẽ cố gắng chữa trị cho anh ấy. Anh Khoa hiểu, trong vấn đề trị liệu, một phần rất quan trọng ngoài vật lý trị liệu là yếu tố tâm lý. Khi người bệnh có niềm tin tưởng mạnh mẽ rằng ông ta chắc chắn sẽ bình phục thì ông ta sẽ tiến bộ rất nhanh. Trái lại khi con người tuyệt vọng thì người ta sẽ bỏ cuộc và không thiết tha, như vậy sẽ không còn nghị lực để phấn đấu nữa.

Câu chuyện tiếp tục giòn giã về đủ thứ đề tài trong chuyến xe. Qua đó Khoa được biết ông thầy Quang trước kia tốt nghiệp ngành Dược tại Việt Nam trước 1975. Ông có tật ở chân nên được miễn dịch, không phải phục vụ trong quân đội. Sau đó ông lại thi đậu vào học y khoa. Sang Mỹ từ năm 1998 ông hướng về ngành châm cứu. Ông theo học, tốt nghiệp và được lấy bằng hành nghề châm cứu tại Pennsylvania. Khoa nói:
- Tôi không may mắn lắm với môn châm cứu thầy Quang à. Mấy lần đi gặp thầy châm cứu trị bệnh nghẹt mũi vì viêm mũi, lần nào cũng không có kết quả cả.
- À bệnh viêm mũi thì cần phải đổi mới lớp da trong mũi thì mới có cơ hội hết được. Bằng không thì châm cứu ít có kết quả. Đây nhé, viêm mũi tức là các cơ quan của chính mình đã không cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho khu vực đó nữa, thì mình phải có cách thay thế lớp da nơi đó mới được.

Ký ức chợt trở về với mớ kỷ niệm bủa vây, về những điều anh Tuấn đã tâm sự cùng Khoa bên ly bia những ngày anh Tuấn còn khỏe mạnh. Anh Tuấn thường hay nói "anh em mình thật có duyên mới gặp được nhau"..."Chú Khoa ơi giấc mộng lập một trường học quốc tế này của anh em mình tôi sẽ yểm trợ chú hoàn toàn bằng tất cả những gì tôi có thể, nhưng có lẽ ngày thành tựu chưa chắc gì tôi sẽ thấy được chú Khoa à, vì sức khỏe tôi càng ngày càng yếu đi, thật đáng tiếc"..." Chúng ta rồi sẽ bước qua cuộc đời này như một giấc mơ mà thôi"..."Thật sung sướng và may mắn cho những ai có được người tri âm tri kỷ, nếu không thì cuộc đời này thật là vô nghĩa, và tôi rất may mắn gặp được chú Khoa"..." chết thì đáng buồn thật phải không chú Khoa, nhưng sống mà thiếu hạnh phúc thì cũng chẳng khác gì điều đáng tiếc kia"..và nhiều điều khác nữa mà anh Tuấn đã từng nói với Khoa...

Khoa và thầy Quang tìm được đến địa chỉ nhà anh Tuấn với sự hoan hỉ và niềm hi vọng của chị Tuấn. Nhà chị đang cũng có một người bạn của chị tên là Hoa thường xuyên đến giúp đỡ, cùng cháu Kelly, con út của anh chị Tuấn. Căn nhà như sống động lên với bước chân khách lạ và lời chào hỏi rộn ràng của chị Tuấn và vị khách quý, thầy Quang. Hai chú cún nhỏ chạy rộn ràng khắp các phòng. Khoa cúi người đưa tay vuốt ve, xoa và gãi nhẹ nơi bụng chú chó con. Chú chó nhỏ lăng xăng này mới mọc răng nên thích cắn nhẹ khi đùa giỡn với Khoa. Sau đó say men, càng lúc càng cắn mạnh lên cho "đã" theo nhu cầu ngứa nướu của nó khiến Khoa phải ngưng, đầu hàng mấy chiếc răng nanh đó. Khoa rất yêu thích chó. Ngược lại các chú chó đều có cảm tình với Khoa. Hầu hết đều nằm yên khi được bàn tay Khoa xoa gãi nhẹ vuốt ve. Hiển nhiên loài chó có linh tính. Chúng có cảm nhận được khi gần kề những người yêu chúng, dầu chỉ mới gặp lần đầu. Chú chó con này mới lớn được 6 tháng, kích động vì có khách lạ đến nhà, chạy ngược chạy xuôi hết bám vào chân Khoa lại đứng lên cào vào đùi thầy Quang khiến ông ta lúng túng không biết đối phó thế nào. Chị Tuấn sau bao nhiêu lần ra lệnh chú cún ngưng phá phách không hiệu quả, cuối cùng phải đem chú cún con ra cột dây nhốt đằng sau vườn. Chú chó con rên rỉ như xin xỏ được vào tiếp tục chơi với khách.
Anh Tuấn được đặt nằm trên chiếc giường loại giường của bệnh viện, có thể bấm nút điện đều khiển cho phần lưng được nâng lên xuống thích nghi với các hoạt động trong ngày. Giường anh đối diện với một chiếc Tivi hình như lúc nào cũng phát đủ thứ hình ảnh và âm thanh trong 1 phòng riêng biệt và tỉnh lặng. Mỗi tuần có lịch trình người của công ty dịch vụ y tế đến để săn sóc làm vệ sinh cá nhân cho anh, và chăm sóc điều dưỡng. Khoa đến vui mừng chào anh Tuấn, vừa chỉnh độ cao vừa phải để tiện thăm hỏi và chuẩn bị việc châm cứu. Thấy Khoa vào thăm, anh Tuấn vui mừng lộ hẳn ra nét mặt. Anh cười một cách hân hoan sung sướng với người bạn thân. Tay phải của anh bị co rút tê cứng thành một góc 90 độ không cử động được. Tay bên trái cử động được một cách nhẹ yếu, chậm chạp. Anh nắm lấy bàn tay của Khoa bóp nhẹ. Khoa cũng bóp lại mấy ngón tay yếu ớt đó và khuyến khích anh bóp mạnh hơn. Anh bóp tay Khoa và nở thêm một nụ cười nhẹ rất đáng thương. Khoa vuốt tóc trên mặt anh và nói:
- Anh Tuấn, hôm nay em mang 1 người thầy đến châm cứu... anh sẽ khỏe và phục hồi nhanh... anh phải có niềm tin...anh sẽ nói lại được... và cánh tay phải của anh sẽ cử động được anh nhé...
Lại một nụ cười thật dễ thương nơi gò má hóp. Không có gì sung sướng bằng sự đón nhận một nụ cười yêu đời đến thế. Anh Tuấn nhìn Khoa bằng một cặp mắt thật trìu mến như những ngày anh còn khỏe, những lúc anh tâm sự...Chú Khoa biết không, ở thành phố này tôi quý chú Khoa nhất, tôi không tiếp xúc ai nhiều, chỉ nói chuyện với chú Khoa là tôi vui nhất.. Dạ, em cũng ít chơi với ai, chỉ qua gặp anh là hai anh em mình có thể nói chuyện vô tận về những người bạn thân lúc trước của anh, lại cũng là những người em quen...
- Anh Tuấn, anh tập đếm với em nhé...Một.. hai...ba.. nè...

Người cựu luật sư và cựu sĩ quan Không Quân bay bướm đẹp trai ngày xưa bây giờ phải tập nói bập bẹ như con nít mới lớn. Anh Tuấn cố gắng đếm theo với Khoa nhưng cổ họng chỉ phát được 1 giọng phều phào nhẹ có chút hơi gió. Thầy Quang nói:
- Mình phải trị bằng châm cứu cho khu vực tạo âm nơi cổ họng của anh hoạt động được thì mới có kết quả.

Thầy Quang mở cặp đồ nghề dầy cộm màu đen mang ra bày trên mặt ghế lỉnh kỉnh đủ mọi thứ. Ông ta chuẩn bị đủ loại kim châm dài ngắn đủ cỡ được gói kỷ trong các bao kiếng, 1 đèn laser loại mang tay, bàn ấm cho chân và mấy món gì khác trong chiếc cặp màu đen đó. Thầy Quang đưa tay bấm mạch nơi cổ tay trái của anh Tuấn tầm mắt nhìn xa lên cao có nét suy tư như đang phân tích để chẩn đoán. Xong ông ta liên tục hết mũi kim này đến mũi kim khác thoăn thoắt châm kim vào mười mấy huyệt đạo trên tay, đùi, dưới chân, mặt, tai và vài chỗ trên đầu. Trước khi châm kim, ông luôn bôi một loại thuốc sát trùng. Ông thầy Quang sau đó nhắc với anh Tuấn là 12 giờ kể từ sau khi châm cứu, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với nước, giữ cơ thể khô và giữ nhiệt. Ông ta vỗ về khuyến khích với anh Tuấn là anh sẽ được thuyên giảm và có thể nói và cử động lại được. Nét mặt anh Tuấn rạng rỡ hẳn lên với lời khích lệ ấy của một vị thầy.

Khoa qua phòng kế ngồi hàn huyên với chị Tuấn. Người đàn bà rất tận tụy với tình trạng khó khăn hiện tại của chồng mình cũng đã từng có 1 bướu trong não của chị, được bác sĩ khoét sọ để giải phẫu lấy bướu ra khỏi não. Vì vậy mà chị hay quên đầu quên đuôi sau khi mỗ xong. Chị vừa liên tục chăm sóc cho anh Tuấn, vừa cán đáng mọi chuyện khác trong gia đình. Chị kể với Khoa là gần đây chị thường tâm sự nói chuyện với anh: anh hãy cố gắng bình phục, rồi mình cùng đi chơi, đừng làm lụng gì nữa cả... bao nhiên căn nhà mình có thể bán để cùng hưởng tuổi già...Khoa chợt nhớ lại buổi tối trước đêm New Year Eve khi anh Tuấn và Khoa ngồi ăn trong một nhà hàng chuẩn bị mừng năm mới 2008, Khoa hỏi:
- Anh Tuấn ơi, anh làm gì mà làm cực khổ liên tục đến vậy hở anh? Bao nhiêu tài sản đủ để anh an hưởng tuổi hưu rồi mà?
Anh Tuấn đáp:
- Thì mình làm rút là để chuẩn bị nghỉ hưu đó Khoa...thôi cứ xem số mình cả đời cơ cực... để con cái tụi nó được sung sướng..cứ xem là như vây đi cho xong...

Cú stroke của anh Tuấn đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình anh. Có lúc gia đình anh sở hữu hằng trăm căn nhà cho thuê. Anh Tuấn hằng ngày chăm lo sửa sang bảo trì các căn nhà chạy hụt hơi theo các hư hỏng lớn nhỏ bất kể mùa đông hay mùa hè. Mùa đông thì các hệ thống sưởi nóng là nhu cầu cấp bách. Có những khi điện thoại nhà anh reng vì đường ống nước bị bể giữa đêm khuya. Anh phải vội đi sửa chữa. Mùa hè thì lo xây cất tu bổ liên tục. Ít khi nào anh Tuấn có thì giờ nghỉ ngơi, tay chân thì chai cả vì làm lụng. Thậm chí không có thì giờ rửa tay mỗi khi hẹn Khoa tới chơi nhà anh. Trong nhà anh có lỉnh kỉnh hằng trăm xâu chìa khóa nhà đánh dấu đủ thứ nằm ngổn ngang trên bàn. Lúc nào anh Tuấn hình như cũng bận rộn đi tìm chìa khóa nhà để đi sửa. Hằng ngày chị Tuấn thu tiền mướn nhà do các người thuê ghé đến trả. Khách đủ loại: Mễ, Tây, Tầu, Indo, Việt... Cô con gái lớn vừa tốt nghiệp luật sư đang làm việc bên New York. Hai cô cậu em thi ở chung với cha mẹ. Cậu con trai thì làm kỹ sư computer đang đến tuổi cặp kè suốt ngày đi làm việc và đi chơi với bạn, khi về đến nhà thường vào phòng riêng đóng cửa kín mít. Cô con gái út thích tự do, sau khi xong trung học không muốn học tiếp Đại Học. Cô giúp mẹ làm các giấy tờ liên hệ tới chi thu tiền bạc. Cả hai anh chị đều đã trải qua những trạng thái hiểm nghèo về bệnh lý nên sau khi suy nghĩ cẩn thận, một hôm anh Tuấn quyết định sang tên toàn bộ tiền bạc và các sở hữu bất động sản cho 3 người con. Cô con gái lớn thì rất bận học và thi lấy bằng luật sư, đang có bạn trai người Đài Loan nên ít tham dự các hoạt động gia đình, chỉ về thăm trong các lễ lớn. Người con trai thích mua xe đẹp và dẫn bồ đi cruise trip hoặc đi du lịch. Cô con út thì đi mua sắm liên tục, rinh về nhà đủ thứ hàng hóa. Hai người con này nắm hầu hết các trương mục tiền bạc.

Một hôm chị Tuấn đi về VN thăm gia đình, anh Tuấn được biết hơn mấy trăm ngàn đô trong ngân hàng của gia đình đã cạn sạch. Ngoài ra, mấy căn nhà cũng được cậu con trai đem thế chấp vay nợ. Anh Tuấn tá hoả âu lo vì anh vốn chỉ quen việc sửa nhà, không hề nắm vững chuyện tiền bạc. Các giấy nợ đòi thuế và đòi nợ ngân hàng về tới tấp. Anh lôi 2 đứa con ra gạn hỏi về chuyện tiền bạc. Sau đó hai đứa lại càng không nói chuyện với anh. Mỗi khi về đến nhà mạnh ai nấy vào phòng riêng không nói lời nào cả. Bao nhiêu tiền cho thuê nhà phải lo đấp vào mấy khoản nợ mới đó. Có những hôm anh Tuấn mời Khoa sang uống vài ly bia bàn đủ thứ chuyện đời, anh hay tỏ lời ngao ngán về nếp sống của giới trẻ tại Hoa Kỳ và sự giao tế đối với mẹ cha, khác hẳn sự tôn kính của anh đối với thân phụ của anh.

Sau cú stroke lần thứ tư của anh Tuấn, mọi hoạt động trong gia đình anh bị xáo trộn hẳn. Cô con gái lớn xin nghỉ phép cùng bạn trai từ New York về thăm anh đang nằm trong phòng cấp cứu. Cô con gái út túc trực trong phòng bệnh của cha với chiếc laptop computer để lên net trả lời email. Cậu con trai thỉnh thoảng ghé thăm cha cùng với cô bạn gái cũng trạc 20 tuổi. Chi Tuấn vừa điều động sửa nhà, thâu tiền cho thuê nhà, vừa dành thì giờ ghé thăm anh. Mọi hoạt động của gia đình quây quanh căn phòng cấp cứu mà nhân vật chính là anh Tuấn chỉ nằm im bất động. Râu anh mọc lỉa chỉa. Cô con gái phải mua dao cạo râu về cạo cho sạch và gọn bớt. Khi Khoa và bác sĩ Thông cùng vào thăm anh lần đầu tiên trong khu hồi phục ở bệnh viện thì anh Tuấn đã gầy hóp, nếu không quen thân sẽ rất khó nhận ra anh. Anh mỏ mắt lờ đờ nhìn các người khách đến thăm. Quanh người anh đủ thứ giây ống thuốc ở tay, mũi mang giây oxygen, thuốc điều trị và nước biển vào người cùng với các dây điện gắn đo nhịp tim, độ máu.. Từ đỉnh sọ của anh cũng được khoét 1 lỗ có một ống cao su dẫn nước ứ chạy từ não đi xuống bên ngoài cơ thể. Chị Tuấn đến nắm tay, lay anh và nói:
- Đây nè chú Khoa đến thăm anh nè..chú Khoa bạn thân của anh nè... anh có nhận ra không? Chú Khoa và chú Thông đến thăm anh nè...anh chào họ đi...
Anh Tuấn chỉ nhìn lờ đờ như người say rượu, không hề tỏ 1 cảm giác gì cả. Khoa nắm lấy tay anh chào hỏi trong niềm yêu thương xúc động. Người bạn đang nằm thẫn thờ đó đã từng sát cánh với Khoa về một dự tính sẽ cùng làm 1 điều gì để đền đáp với xứ sở Hoa Kỳ, mà đã cưu mang cung cấp cho bao nhiêu người tị nạn Việt Nam có được một cuộc sống mới. Cả hai đồng ý kế hoạch tạo dựng một cơ sở giáo dục quốc tế. Thế là bao nhiêu buổi họp bàn luận, các nhân vật nổi tiếng từ Cali và Texas đã được mời sang để tham quan cơ sở gây dựng trường học. Hai người bạn say mê theo đuổi một giấc mơ...Thỉnh thoảng anh Tuấn có nói với một nụ cười đăm chiêu: Chú Khoa có làm gì thì làm nhanh lên nhé, không chừng tôi sắp chết đến nơi rồi đó... tôi không chờ đợi lâu được đâu...Khoa chỉ tiếp lời... Dạ thì em cố gắng chứ..
Bẵng đi gần mấy tháng, bây giờ Khoa mới có dịp đến để thăm anh Tuấn. Ông thầy châm cứu Quang cũng là một động lực chính để có dịp ghé qua thăm anh, cùng với niềm hi vọng và an ủi mình đã làm được một điều gì đó cố giúp bệnh tình của anh.
Sau các thủ thuật châm cứu của thầy Quang, Khoa và chị Tuấn ghé đến bên giường của anh Tuấn. Khoa nói:
- Anh Tuấn ơi...anh cố gắng lên nhé... ráng bình phục nhé...
Anh Tuấn nở một nụ cười thật tươi nơi đôi má hóm. Khoa mang theo 1 quyển sách lấy đặt vào tay trái của anh nói:
- Em mang quyển sách này tặng anh ...có bài của em viết trong đó.. anh khỏe mạnh nhanh để anh đọc nhé...thầy Quang nói là cơ tay phải của anh sẽ hoạt động lại, không còn co quắp nữa... và anh sẽ phát âm được...anh chịu khó tập nói chuyện nhé... tập đếm một hai ba cho thật rõ lại nhé...
Anh Tuấn trìu mến cầm quyển sách đưa lên đưa xuống nhẹ mấy lần như thể muốn bày tỏ một sự cảm ơn hay một lời hứa gì đó. Chi Tuấn đưa tay xoa lên mặt anh và nói:
- Đó thầy Quang và chú Khoa nói anh sẽ lành bệnh đó anh...anh cố gắng nhé..
- Anh Tuấn à...em sẽ cố gắng tiếp tục hoàn thành giấc mơ của hai anh em mình... anh đừng lo nhé...một ngày nào đó em sẽ dựng lên một trường quốc tế như anh em mình đã dự tính... anh cố gắng hồi phục cho nhanh nhé..

Thêm một nụ cười đáng yêu từ khuôn mặt héo hon. Hình như nơi khoé mắt anh có long lanh thêm một chút gì của sự trìu mến quyến luyến. Có cả bình minh và hoàng hôn cùng quyện lẫn với nhau trong ánh mắt đó. Khoa bóp mấy ngón tay anh và anh đáp lại, bóp tay Khoa nhè nhẹ.
Cả chị Tuấn và cháu Kelly cũng đồng loạt nhờ thầy Quang châm cứu. Chi Tuấn khai bệnh của chị là bả vai tay bên phải bi đau, đêm nào cũng cần xoa bóp. Cháu Kelly nói cháu bị đau xương sống. Thầy Quang bắt mạch từng người với ánh mắt đăm chiêu, xong nhanh nhẹn châm kim khắp các huyệt đạo. Mỗi người đều ngôi yên trong khỏang 15 phút. Sau đó thầy rút kim, xoa thuốc sát trùng, gói kỷ các kim đã xài và bỏ vào thùng rác.

Khoa ngồi yên trầm ngâm với nhiều ý tưởng về cuộc đời của anh Tuấn. Người đàn ông làm lụng liên tục từ ngày đặt chân đến Hoa Kỳ ấy chưa hề biết ăn chơi, xài phí. Tài sản hằng triệu đô la nhưng anh luôn đi chiếc xe cũ mèm chất đủ thứ đồ nghề sửa chữa nhà cửa. Anh thường hay đi đấu thầu mua mấy món đồ của các cơ sở bị khánh kiệt, từ chiếc xe towing truck, máy tivi cũ, thang nhôm, các dụng cụ siết ốc...đem về chứa đầy basement. Hằng tuần để thay đổi không khí anh và chị Tuấn chạy qua khu chợ trời rất lớn bên New Jersey để đi chơi và mua mấy món giá rẻ. Cú stroke này là lần thứ tư, vậy mà cơ thể anh vẫn có khả năng hồi phục. Anh như luôn có một niềm mơ ước sẽ về thăm lại quê hương Việt Nam nhưng cũng lại tuyên bố ngày nào không còn cộng sản thì anh mới chịu về đốt bó hương tưởng niệm tổ tiên. Anh luôn có một nét xót xa vì sự lạnh nhạt trong cách cư xử của mấy đứa con. Những chuyến bay khắp các vùng hành quân của đời phi công hào hoa cũ giờ để lại kết quả là mấy đứa con không chính chức của anh giờ đã lớn vẫn còn ở Việt Nam. Người đàn ông đó hiện đang từ từ đi vào trang cuối của tập truyện đời anh với một số ước mơ chưa hoàn tất và có lẽ là sẽ không bao giờ thành tựu.

Chi Tuấn cuối cùng cũng thả chú cún con ra để chú chạy cái ào đến Khoa cắn nhẹ tay Khoa đùa giỡn, đuôi của chú cún quẩy liên tục thật ngộ nghĩnh. Khoa chào hết mọi người xong, lại quay vào phòng chào và bóp tay anh Tuấn và nói nhỏ cho cả anh Tuấn và cả cho Khoa: Nhớ nhé...đừng bỏ cuộc nhé... hãy chấp nhận bất kỳ điều gì đã xảy ra...hãy bình thản giữ niềm vui mà tiếp tục phấn đấu... anh Tuấn nhé...

Anh Tuấn nhìn như muốn gật đầu hứa hẹn.

Trên chuyến xe về lại South Philly, câu chuyện tiếp tục về thầy Quang và những ngày lận đận khi ông ta tự tìm một nghề sinh sống ở Hoa Kỳ có liên hệ đến ngành y của ông, và cuối cùng ông đã học và lấy được bằng hành nghề châm cứu.
Khi chia tay người thầy châm cứu xong, hình ảnh nụ cười và ánh mắt của anh Tuấn chợt hiện về trong hồn Khoa. Lời của anh Tuấn đêm trước ngày anh bị stroke lại trở về... thôi cứ xem số mình cả đời cơ cực... để con cái tụi nó được sung sướng..cứ xem là như vây đi cho xong... ít ra anh Tuấn cũng đã tự tìm được cho anh một lời an ủi, một closure, một sự bình an nào đó.

CÁT BIỂN

Một Nơi Gọi Là Miền Của Hi Vọng

0 comments



Mảnh đất Hoa Kỳ có phải là một miền đất hứa hẹn cho những người tỵ nạn hay không? Câu hỏi từng đến với tôi năm 1975 vẫn còn vương vấn trong tôi hơn 30 năm qua.

Đất nước Hoa Kỳ đã cho tôi và những người tỵ nạn Việt Nam niềm sung sướng của một mảnh đất tạm dung, tức là một quê hương thứ hai, để khởi đầu từ những mất mát. Có khác chăng là ngày ấy tôi đang mang nỗi buồn trầm kha của 1 người da vàng nhược tiểu. Nỗi buồn bị mất nước còn in hằn trong tâm khảm tôi hình ảnh những xác người tìm tự do chết tức tưởi trên biển đông, thêm vào tâm trạng đắng cay cô độc của 1 con người vừa bị tước hết mọi tình bạn, thân quyến và các liên hệ, các ý nghĩa của cuộc đời, khiến những bước chân đơn điệu của tôi dọc trên con phố chính với nhiều cửa hàng ấy vang lên những âm thanh khô khan lạc lõng như gót chân của kẽ lữ hành trên sa mạc.
Người lữ hành đó đang mò mẫm đi tìm một điểm đến.

Sau hơn 30 năm câu trả lời tôi tìm được cho riêng mình cũng lại là một trong những yếu tố của hành trình đã giúp nước Mỹ tiến vượt lên với sắc thái của một quốc gia đa chủng.
Ngày xưa trước khi vào trường học môn toán Calculus khó ai có thể giải thích cho tôi hiểu rõ môn ấy bao gồm những phạm trù nào. Vì mọi ý niệm đều có vẽ lạ lùng và mới mẻ cả. Nhưng khi học xong rồi mình mới hiểu nhiều hơn phần nào cái hay và cái đẹp của các môn vi tích phân được dùng làm căn bản lượng định các hệ thống giá trị của vật chất. Điều mà tôi học được từ miền đất mới này là gương phấn đấu. Sau này tôi mới hiểu thêm, những di dân khác như Ý, Anh, Ái Nhỉ Lan, Trung Hoa v.v... khi mới đến Hoa Kỳ cũng đều mang 1 tâm trạng tương tự...

Miền đất mới này không bao giờ dâng mâm ngọc chờ sẵn hay hứa hẹn 1 tương lai vàng son nào cho ai cả. Nhưng nước Mỹ sẽ dành sẵn cơ hội cho những người biết vươn lên từ nghịch cảnh, biết phấn đấu để đạt đến thành công. Trong bóng đêm đen tối của quá khứ đau buồn, người tị nạn vẫn luôn tìm thấy lóe lên những tia sáng hi vọng là mầm mống đầy hứa hẹn của một tương lai cho những con người biết nhẫn nại và nuôi dưỡng nghị lực. Chính nghị lực là yếu tố then chốt nhất để đi đến thành công, và cũng có nghĩa là năng lực dẫn ta đến bến bờ hạnh phúc.

Chợt hiện về là hình ảnh của một thanh niên tị nạn trẻ với nhân dáng gầy mái tóc phủ tai, với đôi mắt đăm chiêu, một nụ cười khô khan không trọn vẹn, và một tâm sự ngổn ngang những nỗi niềm, bước những bước chân xa lạ bỡ ngỡ trên con phố Main Street của thành phố Wilkes-Barre, PA với tâm trạng buồn bã. Tuy nhiên, miền đất mới này như trải rộng một lời mời gọi rất chân thành và khoan dung. Nó thúc giục trong tôi một nghị lực phấn đấu để vươn lên mà tôi không tài nào cưỡng lại được. Tôi như lúc nào cũng nghe vang vọng bên tai một lời khuyên nhủ "Cố lên nhé... cố lên nhé... còn bao ước mơ cần phải được thành tựu... còn bao gương sáng mình phải noi theo... còn bao nhục nhã của dân tộc cần phải gột rửa... còn bao giọt nước mắt của dân Việt cần phải đền đáp..."
Tôi cố gìn giữ đóm ánh sáng của một ngọn nến bập bùng, dầu đôi khi có bị nghiêng ngả tròng trành trước những gió mưa giông bão của cuộc đời.

Tôi nhớ lời của vị thầy dạy học tôi thời niên thiếu, người đã mang tôi ra khỏi bóng tối của khờ dại và bước vào vùng ánh sáng của lý tưởng với lời khuyên còn vang vọng từ thuở bình minh của tâm hồn: "Các con hãy sống chân thành, sống đầy nghị lực, hãy đi tìm ý nghĩa của cuộc đời... và rồi hạnh phúc sẽ đến với con, với một niềm mãn nguyện"

Lời khuyên đó không vẽ giùm cho tôi một khái niệm rõ rệt gì trong ý tưởng phôi thai mới lớn của tôi về một phần thưởng quý giá nào đó của cuộc sống đang chờ sẵn. Lời khuyên đó chỉ như một ngón tay vạch cho tôi một hướng đi và nói, con hãy cứ đi tìm. Tuy nhiên, nó đánh thức cả cuộc đời tôi về một chuyến đi tìm. Thật có vẽ ngô nghê khi không thể nào tả được về chính điều mình đang tìm kiếm. Nhưng lời nhắc nhở về "điều gì đó" đang chờ tôi khám phá, chính là tác dụng của lời khuyên của vị thầy từ buổi tâm thức còn non nớt trong tôi.

Chiến tranh dài đăng đẳng bao năm từ những thế hệ trước khi tôi sinh ra đời, đã khiến niềm hi vọng của người Việt chỉ còn thu hẹp lại ở một mục đích nhỏ bé tầm thường là đạt được "sự sống còn" hoặc "làm thế nào để mang đủ miếng ăn về cho gia đình mình". Nhưng hình như xứ sở mới này còn dành sẵn một viễn tượng ấm no hơn, bớt thống khổ hơn, và ít bất công hơn cho mọi công dân dù mới hay cũ, dầu giàu sang hay nghèo tận.

Những khổ đau ban đầu khi được nung nấu bằng niềm căm hờn "phải làm cái gì đó với đời" cuối cùng chỉ còn là những cái đau xót rất nhỏ bé quá tầm thường như bị kiến cắn mà thôi, so với những bất hạnh của những đồng bào tôi, đã phải chết lặng lẽ đầy tức tưởi giữa biển Đông làm mồi cho cá mập, những người con gái mới lớn bị bọn hải tặc hãm hiếp quăng thây, hay những anh hùng vị quốc vong thân đem xác thân bảo vệ từng tấc đất cuối cùng của quê hương trước khi bị Cộng quân phương Bắc hành quyết...trong những trang sử đau thương bi hùng của dân tộc Việt.

Một hình ảnh tuyệt vời nhất của nước Mỹ đã làm tôi nhớ mãi là kỷ niệm về cô giáo dạy Anh ngữ Janet Jones.

Sau khi ra khỏi trại tỵ nạn Indiantown Gap, tiểu bang Pennsylvania, hình ảnh một cô gái mới hơn 20 tuổi đời vui vẻ, lịch sự, tận tâm với dáng thanh lịch, mũi cao, môi mọng xinh, mắt xanh lơ và bờ tóc óng vàng, lúc nào cũng ăn bận trẻ trung tươi mát của cô Janet Jones dạy tiếng Anh cho các người tỵ nạn Việt Nam chúng tôi qua chương trình cứu trợ, là một hình ảnh không thể nào quên.
Năm ấy tôi xấp xỉ tuổi cô, chỉ hơn cô vài tuổi. Khi các cô học trò khác trong lớp tò mò hỏi về cô, cô kể về gia đình sung túc của cô một cách bình thản không một ý khoa trương gì cả. Địa vị của gia đình cô làm cho tôi và các học viên khác có phần e dè trọng nể.

Janet kể cho chúng tôi trong lớp biết, cha cô là Giám Đốc một công ty may mặc nên ông phải xuất ngoại thường xuyên. Gia đình cô ngụ tại thành phố Mountain Top cách Wilkes-Barre khoảng 30 phút lái xe trên 1 ngọn đồi, là khu nhà biệt thự của giới thượng lưu. Cô theo học nội trú tại 1 đại học thuộc thành phố Lewisburg. Mùa hè năm đó cô về thăm gia đình, nhân tiện nhận dạy thêm môn Anh ngữ để tìm hiểu thêm về người tị nạn Việt Nam mới sang định cư. Trong cung cách dạy chúng tôi tại lớp, cô Janet luôn luôn nở một nụ cười ân cần và kiên nhẫn cho dù phải lập đi lập lại cách phát âm, vì chúng tôi luôn cứ đánh lưỡi sai bét, nhất là khi gặp những chữ cực kỳ khó khăn đến nỗi làm chính mình phải ngượng nghịu trong lần đầu chúng tôi phải tập đọc như: girl, oil, dirty, beach v.v...

Phong cách của cô giáo trẻ Janet chính là một hình ảnh bao dung, nhưng rất công bằng. Nếu chúng tôi có điều gì chỉ trích gần xa đất nước Hoa Kỳ, do lòng buồn thảm và một tâm lý bị người đồng minh bỏ rơi, Janet luôn luôn dịu dàng phân tích vấn đề và rồi đặt câu hỏi: "Nếu địa vị các bạn, thì các bạn sẽ nghỉ thế nào, các bạn sẽ làm sao..." và rồi chúng tôi tự tìm thấy câu trả lời với sự thông cảm hơn từ quan điểm của quốc gia Mỹ. Nói chung, cô ấy không bao giờ dùng ác cảm hoặc thành kiến để dành lẽ phải về phần cô ấy. Bao dung, nhưng rất công bằng. Và nụ cười vị tha, cùng hình ảnh trong sáng nơi cô đã mang về giữa những tuyệt vọng đau buồn của tâm hồn người tị nạn trong tôi một hình ảnh đẹp của nước Hoa Kỳ.

Thành phố Wilkes-Barre như một thiên đường hạ giới với các đường phố, xa lộ, siêu thị, cảnh sát...rất bình lặng, khang trang và hiền hòa, làm tôi quên hẳn tiếng đạn bom mà tôi từng đã quen tai.

Từ những buổi học Anh ngữ trong chương trình thiện nguyện đó, ước vọng được trở lại đi học Đại Học được manh nha và trở thành ngọn lửa khát vọng to lớn nhất thiêu đốt trong tôi kể cả những khi tôi làm công việc nặng nhọc trong hãng sản xuất đồ chơi nhựa với giá lương $2.15/giờ mà tay tôi cứ bị chai phồng vì tiếp xúc chất nhựa mới ra khuôn còn rất nóng, hoặc khi tôi được sự tiến cử của Mục Sư Phillips dời qua thành phố Allentown làm việc lam lũ trong 1 hãng dệt với số lương khá cao lúc ấy, $3.50/giờ, đủ để có một nếp sống ổn định, trả tiền mướn apartment, ăn uống, và còn cất dư lại ít tiền hằng tháng.

Do lời khuyên của một người bạn, tôi tập trung mọi can đảm đến gặp vị Dean of Admission của trường Đại Học Wilkes. Vị Dean này mới ngoài 40 tuổi, rất cởi mở và tận tâm khi gặp tôi. Ông kể rằng tất cả sinh viên Việt du học tại trường này đều rất giỏi, được bảng Danh Dự (Dean's List) hằng năm cả! Tôi rất ngại ngùng vì ông ta quên rằng tôi là người Việt tị nạn, chứ không thể nào so bì với các học sinh ưu hạng kia được. Nhưng nhờ vào sự tin tưởng ấy của ông mà sau khi tính hết tất cả các khoản học bổng ông có thể xin được cho tôi, cuối cùng ông cho biết khoản học phí rất cao của tôi có cơ hội sẽ được thanh thỏa đầy đủ!

Sau khi rời trường hôm đó, tôi hân hoan bước những bước thật nhanh về nhà lòng tràn trề một niềm hi vọng, rồi hằng ngày cứ mong đợi lá thư nhận học của trường... và ba tuần sau, tôi sung sướng và cảm động biết bao khi nhận được 1 lá thư có in dấu hiệu trường Wilkes lịch sự ngoài phong bì chuyển đến phố Allentown nơi tôi đang làm thơ dệt cực nhọc ca khuya (graveyard shift). Lá thư gọn ghẽ và lịch sự ấy cho biết đơn xin nhập học của tôi đã được Trường chấp thuận.
Tôi đọc lá thư xong, nằm lăn ra giường với những hân hoan mừng tủi và lịm người đi trong giấc mơ... Sáng hôm sau, khi tôi trình bày quyết định sẽ bỏ công việc tại hãng dệt với số lương lúc ấy đã được tăng lên thành $3.75/giờ (khá cao thời 1975, so với các việc làm khác chỉ khoảng chừng $2.75/giờ), thì Mục Sư Phillips có vẽ không đồng ý. Ông ấy cứ khuyên tôi mấy lần "nên suy nghĩ thật kỹ lại... vì chưa chắc học xong là có thể có 1 công việc tốt.. vì việc làm này không dễ kiếm..." Nhưng khát vọng được đi học lại là một cái gì chiếm ngự trọn vẹn tâm hồn tôi mà không một mãnh lực nào có thể cản được. Tôi nói: "Tiền bạc và công việc không còn là những gì quan trọng nhất đối với tôi nữa, chỉ còn sự ham muốn được đi học, và tôi sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc làm gì có thể để tự sinh nhai qua 4 năm theo học Đại Học..." Đó là lần đầu tiên tôi có quyết định ngược lại với ý muốn của người ân nhân khả kính, người mà lúc nào cũng biểu lộ sự quan tâm cho đời sống của tôi.

Buổi tối hôm ấy tôi nằm miệt mài trên giường, cứ đọc đi đọc lại lá thư rất ngắn ấy của trường Đại Học Wilkes... tôi mong thời giờ trôi nhanh cho đến tháng 9 để tôi về nhập học... rồi bao nhiêu hình ảnh của các người thân vẫn còn ở lại Việt Nam, bao nhiêu đồng đội và bạn bè giờ đã lạc phương nào biệt vô âm tín, tâm trạng buồn bã tuyệt vọng ngày rời trại Orote Point ở Guam cùng làn sóng người Việt tị nạn chia ra đi về những phương trời vô định...

Nhớ làm sau những nét lo âu phân vân rối bời của những anh em lưỡng lự phút giây đi ở sống còn vì người thân còn kẹt lại ở quê nhà...nước mắt tôi nhòa ra mờ hết mọi cảnh tượng chung quanh... và tôi khóc tức tưởi đến ướt đẫm cả chiếc gối... Bao nhiêu chất chứa giờ đã thành 1 dòng sông thoát đi được phần nào nỗi ưu phiền... tôi không ngờ chính mình mình sung sướng vì đã khóc được! Như vậy tôi không quá khô cằn, tôi vẫn còn tình người, và tôi còn khóc được. Sau này tôi chợt cảm thông làm sao cho những giọt lệ khô cằn thành sẹo của những người bị giam cầm trong các trại cải tạo, nơi mà chính loài người cũng bị cấm không được phép khóc trong đau khổ để thấy mình vẫn còn có cảm xúc của một con người.

Thế rồi ngày tựu trường cũng đến. Bao nhiêu mong đợi, bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu ước mơ cùng thành tựu trong một ngày. Tôi bỏ hết mọi thứ để dọn về lại Wilkes-Barre. Ngày nhập học sinh viên Mỹ nào cũng có gia đình thân nhân đi tham quan từng phòng ốc từng chỗ ăn chỗ ngủ. Ai ai cũng hân hoan phấn khởi trước những bài diễn văn chào đón nồng nàn đầy kỳ vọng cho một thế hệ sinh viên mới đang chuẩn bị dấn thân với sách đèn. Tôi chỉ riêng mình, cô độc. Tự phấn đấu bằng bản thân mình.

Mỗi lục cá nguyệt thông thường các sinh viên ghi danh với 12 credits. Các học sinh chịu khó hơn thì ghi danh khoảng 14 đến 18 credits. Trên 18 credits, sinh viên cần phải xin phép vị Khoa Trưởng ký giầy chấp thuận thì mới được ghi danh.

Khóa học năm đó tôi ghi danh 14 credits. Tôi may mắn đem theo được một quyển tự điển Việt-Anh loại bỏ túi lúc rời Việt Nam. Mỗi tối tôi sử dụng nó đến nhàu nát cả từng trang giấy ngả màu vàng. Lục cá nguyệt sau đó các bạn cùng lớp Kỹ Sư Điện có phần ngạc nhiên khi thấy tôi ghi danh 18 credits.

Đến năm thứ Ba, theo đà bận rộn không ngừng nghỉ, tôi ghi danh 24 credits, vừa dạy kèm Toán bên phân khoa Toán, vừa dạy Toán trong chương trình Upward Bound, vừa tình nguyện hiến giờ kèm thêm cho các học sinh trung học thiếu căn bản tại trung tâm YMCA khiến vị Khoa Trưởng rất ngạc nhiên và lo ngại vì sợ tôi không kham nổi một lịch trình quá nặng. Vậy mà khi lên năm thứ Tư tôi vẫn còn nhận thêm 1 job nữa là làm Teaching Assistant (phụ khảo) trong phòng thí nghiệm phân khoa Điện.

Khi chấm bài các sinh viên lớp dưới tôi nhận xét 1 điều là có một số sinh viên Mỹ rất thông minh và phân tích các kết quả trong phòng thí nghiệm thật mạch lạc và tỉ mỉ. Những sinh viên này trình bày các phúc trình của họ rất gọn gàng với luận cứ bén nhậy và đầy tính thuyết phục. Các sinh viên Việt Nam lớp dưới đa số rất giỏi Toán và học rất xuất sắc vào các năm đầu. Lên năm thứ Tư, các bài vở có phần trừu tượng hơn, đòi hỏi nhiều phân tích, suy diễn và quy nạp. Đấy là những lớp mà chỉ các sinh viên dĩnh ngộ mới có cơ hội chiếu sáng tài năng của họ với các bạn cùng lớp.
Cuối năm đó tôi được 14 hãng mời đi interview. Lịch trình máy bay của tôi đi interview khá bận rộn. May mắn là mọi chi phí ăn ở vé máy bay đều được các hãng đài thọ cả, vì bản thân tôi vẫn không có đến một trăm bạc.

Năm 1980 ngành dầu hỏa có sức mạnh ảnh hưởng kinh tế nhất vì giá dầu bắt đầu tăng cao. Sau những chuyến đi thăm, cuối cùng tôi nhận lời làm việc cho hãng Exxon Production Research tại Houston TX vì họ trả lương hậu hĩnh nhất so với các lương mời của các hãng khác. Và tiếng vọng bên tai vẫn không ngừng nhắc nhở "...hãy đi tìm... hãy cố gắng tìm... và mãn nguyện sẽ đến với con..."

Từ đó tôi theo dòng đời bận rộn miệt mài. Từ khi tốt nghiệp kỹ sư rồi đi nhận việc làm tại Houston TX, rồi di chuyển sang Nam California làm việc với McDonnell Douglas, Boeing, đến nay đã hơn 30 năm, tôi thất lạc không còn tìm được chi tiết về Mục Sư Phillips nữa. Nhưng tôi còn 1 kỷ niệm đáng nhớ nhất về ông. Đó là khi ông hướng dẫn tôi và 3 người Việt tị nạn khác đi thăm New York City với khu Rockefeller Center, Empire State Building, và cho tôi một ánh nhìn đầy ngưỡng mộ trìu mến về tượng Nữ Thần Tự Do hùng vĩ... chuyến đi đó đã ăn sâu vào tâm khảm tôi những giá trị về ý nghĩa của hai chữ Tự Do, bằng những hình ảnh to tát, cao cả và thâm thúy nhất mà chỉ có thể cảm nhận được từ con tim của 1 người tị nạn.

Vị Mục Sư ấy đã giúp tôi có được một đời sống ổn định những ngày bơ vơ ban đầu. Cũng vì lòng khao khát và nghị lực phấn đấu, tôi muốn chứng tỏ một người Việt tị nạn tầm thường như tôi còn có thể làm được 1 điều gì đó không tầm thường cho cuộc đời còn lại của mình, nên tôi bất chấp những gì đang có để dấn thân vào tương lai với ít nhiều liều lĩnh.

Những lời nhắn nhủ của vị thầy vẫn về nhắc nhở trong tôi. Điều gì ở cuộc đời sẽ làm tôi mãn nguyện? Tôi đã từng thành lập một Công ty Computer năm 1987 và đã từng có lần đánh giá thành công qua những mức độ vật chất như nét hào nhoáng của chiếc xe mình lái, tầm lớn của cao ốc mình làm chủ, hay bán kính và độ dầy những viên kim cương... tiếc thay những giá trị vật chất đó đến rồi đi... Còn lại niềm mãn nguyện chăng có lẽ là ý niệm về một sự phấn đầu. Rằng mình đón nhận quả chanh từ số phận và đã vắt chất nước chua ấy tạo nên một ly đá chanh. Rằng mình đã vượt qua được một số thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Rằng mình chấp nhận cuộc đời bất chấp sự kém toàn thiện của nó, để luôn giữ vững niềm tin mà đi tới. Vì ngày mai hiển nhiên mặt trời sẽ vẫn còn ló dạng ở Phương Đông.

Có một câu nói rằng: "How much you get out of life depends on how much you put into it", tạm dịch là "Mức độ bạn nhận được bao nhiêu từ cuộc đời này lệ thuộc vào mức đóng góp của bạn vào nó"... Nước Mỹ không thể xem là hoàn hảo, nhưng nó cho người tị nạn cơ hội để họ có thể phấn đấu và cuối cùng tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Tôi bước đi một cách bình thản giữa những ồn ào và náo nhiệt. Tôi học hỏi sự bao dung và công bằng từ cô Janet. Tôi trân quý lòng quan tâm mà Mục Sư Phillips đã dành cho một người tỵ nạn như tôi. Nhưng có lẽ chuyến viếng thăm New York là một kỳ tích đã để lại một ấn tượng sâu đậm nhất cho cả cuộc đời tôi. Nó cho phép tôi bước lại trên những dấu chân của những giống dân tị nạn khác đã từng đến nước Mỹ trước chúng ta. Đó là ý nghĩa về một lý tưởng Tự Do. Ý niệm đó từng làm tôi khóc sau biến cố Sept 11, 2001.

Cũng vì những giá trị khai phóng đó mà tôi luôn theo dõi các phi thuyền Con Thoi của Mỹ khi nó bay ra ngoài khí quyển làm những công tác đặc biệt rồi lại trở về an toàn trên quả đất. Đôi khi những phi thuyền đó và các Phi Hành Đoàn phải trả giá bằng cái chết bi hùng của chính họ. Nhưng nước Mỹ, một quốc gia luôn tự hào về tính chất đa văn hóa, đa chủng tộc, luôn luôn tự chọn cho mình những sứ mang không tầm thường. Và tôi tự hỏi, hay là nước Mỹ cũng đang thực hành lời khuyên của vị thầy xưa của tôi? Có phải chăng nước Mỹ luôn đi tìm điều gì đó để làm cuộc đời này có ý nghĩa?

Ngày mai khi vầng thái dương bắt đầu ló dạng, các bạn hãy làm một điều gì đó cho cuộc đời. Hãy biến mỗi ngày mới của bạn thành một ngày thật đầy ý nghĩa.

CÁT BIỂN

Ai Sẽ Nói Thay Cho Bạn?

0 comments
Đầu tiên họ lùng bắt những người theo đảng Xã Hội,
tôi đã không lên tiếng, vì tôi không theo đảng Xã Hội.
Khi họ đi lùng những người Công Giáo,
tôi đã không lên tiếng, vì tôi không phải đạo Công Giáo.
Kế họ tìm những người theo đạo Do Thái,
tôi đã không lên tiếng, vì tôi không phải đạo Do Thái.
Rồi họ tìm đến tôi,
và lúc ấy chẳng còn ai khác để lên tiếng thay cho tôi.


Những lời phát biểu trên của Mục Sư Martin Niemởller, một nạn nhân tù đày thời Đức Quốc Xã vẫn còn vang vọng mãi trong tâm trí bao nhiêu người yêu chuộng Tự Do hoặc đang thèm khát Tự Do. Ai sẽ nói thay cho bạn về những ước vọng, những khao khát về giá trị con người ? Ai sẽ phát biểu sự chọn lựa mà bạn mong muốn nhất cho đời sống, cho cộng đồng, cho gia đình, cho tương lai con cái?

Chúng ta cần phải đứng lên, nói lên, nói to lên, trước khi không còn ai khác để nói thay cho chúng ta. Ngay cả trước khi chúng ta bị trực tiếp đe dọa chúng ta cần phải chọn lựa một thái độ thích hợp và bày tỏ quan điểm thích ứng đồng lòng với những tiếng nói khác để có thể biến Nước Mỹ thành một xã hội tốt đẹp hơn cho lý tưởng Tự Do cùng với mọi công dân Hoa Kỳ khác.

Trong kỳ đại hội các đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa chúng ta đều thấy những giọt nước mắt rất chân thành khi các diển giả nói lên về xứ sở của họ: Tôi là một người Mỹ đầy tự hào... chúng ta sẽ thấy ngay những ánh mắt long lanh, những tiếng hô biểu đồng tình, và cả những giọt lệ khi các diễn giả phát biểu về ước vọng sẽ làm quốc gia Hoa Kỳ tốt đẹp hơn...

Ngày tôi còn bé, có một vị thầy đã dẫn dắt tôi. Ông dạy cho tôi về giá trị của lý tưởng. Ông cho tôi trí tuệ, và mang tôi từ vùng bóng tối của khờ dại vào vùng ánh sáng của ước vọng và lý tưởng. Ông mang cho tôi những kiến thức lạ, và cho tôi khoảng trống để tôi tự suy tư tìm thêm đáp số thích hợp cho chính mình. Và tôi luôn luôn ước ao một ngày nào đó tôi cũng sẽ mang ánh sáng ấy cho những người kế tiếp. Một hôm tôi hỏi: Thưa thầy, thế nào là một công dân đúng nghĩa? Ông nói: Con ạ, không phải chỉ đơn thuần con được sanh ra ở một quốc gia nào đó, là con đã đương nhiên trở thành một công dân đúng nghỉa... Chỉ khi nào con sống đúng với cái lý tưởng mà đã khiến quốc gia đó trở nên phồn thịnh hơn, tốt đẹp hơn, đáng giá hơn...l úc bấy giờ con mới là một công đân đúng nghỉa của quốc gia ấy.

Trong kỳ đại hội đảng Dân Chủ vừa qua chúng ta nghe Hillary Clinton phát biểu: Các bạn, chúng ta phải cùng làm việc cho tổ quốc mà chúng ta rất yêu quý. Tôi đã không trải qua 35 năm phục vụ trong những hố thẳm khó khăn, tranh đấu cho quyền lợi trẻ em, cho bảo hiểm sức khỏe toàn quốc, cho quân bình giữa việc làm và gia đình, cho quyền của phụ nữ của Mỹ quốc và cả nơi khác để thấy tiềm lực và hứa hẹn của quốc gia bị đánh mất... khi các phòng đầu phiếu được khép cửa, và những quảng cáo về bầu cử không còn loan trên truyền hình, mọi sự sẽ do chính các bạn chịu trách nhiệm về sự chọn lưa, và nó sẽ ảnh hưởng đời sống của chính các bạn và tương lai con cái của các bạn... Chúng ta còn nhiều việc phải lo trước mắt: mất việc làm, mất nhà, giảm lương, giá đồ vật gia tăng, quốc gia mang nặng nợ, tiền mượn từ Trung Quốc để mua xăng dầu Ả Rập, chiến tranh Nga và Georgia, Iran và Iraq...

Từ 1848 một số phụ nữ can đảm và vài người đàn ông đã cùng đứng lên đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, vì vậy mà hằng mấy thập niên nay, từ 88 năm về trước phụ nữ đã được quyền bầu cử...

Trên con đường đấu tranh cho tự do một phụ nữ can đãm người New York, bà Harriet Tubman, người đã liều mạng sống nhằm cứu những nô lệ đi trốn từng chỉ dẫn: "Nếu bạn nghe chó sủa, cứ bước tới. Nếu bạn thấy đuốc đi lùng thắp sáng đầy rừng, cứ bước tới. Nếu có tiếng la đuổi theo bạn, cứ bước tới. Không bao giờ ngừng lại. Cứ bước tới. Nếu bạn muốn nếm mùi vị của Tự Do, phải ngang nhiên bước tới"...

Cựu Tổng Thống Bill Clinton phát biểu: Quốc gia chúng ta đang gặp nạn ở hai mặt: Giấc Mơ Hoa Kỳ đang bị khủng hoảng ở trong nước, và thế lảnh đạo của chúng ta trên thế giới bị suy yếu... Giới trung lưu và giới thu nhập kém bị thiệt hại, nhà cửa bị tịch thu, và nợ thẻ tín dụng gia tăng... bảo hiểm sức khỏe gia đình biến mất, và tăng giá cao độ về giá hàng chợ, giá điện nước, giá xăng dầu...Vị thế của nước Mỹ trên thế giới bị suy giảm vì quá nhiều những quyết định đơn phương của chính quyền chúng ta và quá ít sự hợp tác của các nước khác, một sự lệ thuộc quá nặng nề vào xăng dầu nhập cảng, sự từ khước vai trò đối với hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu, sự mang nợ gia tăng đáng lo ngại vào tiền từ nước ngoài, gánh nặng quân sự trầm trọng, và sự thất bại trong việc xử dụng sức mạnh của thương thuyết ngoại giao, từ Trung Đông đến Phi Châu, từ Nam Mỹ đến Trung Âu và Đông Âu... Hẳn nhiên, chúng ta cần một Tổng Thống mới để tái tạo lại Giấc Mơ Hoa Kỳ và xây dựng lại vị thế Nước Mỹ trên liên hệ thế giới...

Ứng Cử Viên Tổng Thống Barack Obama phát biểu: Bốn năm trước, tôi đứng trước quý vị và kể chuyện của tôi, về sự gặp gỡ ngắn ngủi của một người cha từ nước Keynya và bà mẹ Kansas của tôi. Cả hai đều không giàu có và không ai biết đến, nhưng họ cùng có một niềm tin là tại Hoa Kỳ đứa con trai của họ có thể đạt được điều gì mà cậu ấy theo đuổi...Vì niềm hứa hẹn đó mà đã khiến quốc gia này đặc biệt, rằng với kiên nhẩn làm việc và hi sinh cho mục đích, mọi người chúng ta đều có thể đạt giấc mơ của chính mình... Đó là lý do tôi có mặt ở đây hôm nay...

Những người trên đây tuy phát biểu những lời kêu gọi nóng bỏng có mục đích chính trị trong kỳ vận động tranh cử nhưng đích thật cũng có một sợi giây vô hình nào đó đã nối kết họ lại từ một mẫu số chung của các người công dân Mỹ. Là công dân của một quốc gia đầy cá nhân chủ nghĩa nhưng họ tôn trọng một giá trị chung về tổ quốc Hoa Kỳ. Khi đối phó với khủng bố họ dẹp các khác biệt về chính trị để cùng đứng thành một phe, đối đầu với kẻ địch. Khi vận động tranh cử các ứng cử viên chỉ trích nhau, nhưng khi phiếu đã bầu xong và tiếng nói của đại đa số cử tri đã phán quyết, họ cùng yễm trợ người do đảng họ bầu ra. Họ tôn trọng luật chơi và hành xử theo luật chơi đó.

Điều này không khỏi khiến chúng ta tự nhìn lại thân phận chính mình và nêu lên một số câu hỏi.
Thế nào là điểm chung của chúng ta, những người Việt tị nạn khắp nơi? Chúng ta phải làm những gì cho những người không có cơ hội nói lên tiếng nói cho chính họ?

Đã được 33 năm kể từ ngày tôi đặt chân đến trại tỵ nạn Indiantown Gap tại Pennsylvania. Trên biển cả lênh đênh đã có lần tôi suy tính sẽ không còn thiết sống nữa nếu bị Cộng Sản bắt được. Tập thể người Việt không từng bỏ nước ra đi năm 1975 chỉ vì miếng cơm manh áo. Chúng ta là những người tị nạn chính trị. Chính vì lý do đó mà nước Hoa Kỳ đã ưu tiên cho chúng ta vào nước Mỹ tị nạn và nhập quốc tịch với lý lịch "political refugees".

Sau khi tốt nghiệp đại học nhưng vẫn còn nhiều suy tư và bâng khuâng về lý lịch nhân bản của chính mình, tôi cứ mãi chần chừ không nộp đơn nhập quốc tịch. Một cái gì đó thâm trầm với mặc cảm tội lỗi về sự khước từ bản chất Việt Nam để thay thế bằng một quốc tịch mới khiến cho tôi ngần ngừ mãi cho đến ngày đi làm việc cho hảng Exxon ở Houston TX. Hãng bắt buộc các kỹ sư trong nhóm thiết kế hệ thống computer thâu dữ kiện cho các tàu đi tìm dầu phải có thông hành để ứng biến, có thể bay đến bất kỳ nước nào khi hữu sự, nhằm yễm trợ các chuyến hải hành viễn liên đi tìm dầu rất tốn kém này. Cuối cùng tôi đã làm thủ thục và tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ năm 1981. Ngày đưa tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ tôi chợt nhớ lời của vị thầy tôi trong những lời nhắn nhủ mà tôi hằng nhớ mãi... về câu hỏi thế nào là một công dân tốt...và bao nhiêu năm nay tôi vẫn tự nhủ thầm rằng dù trở thành một công dân Hoa Kỳ tôi vẫn có một tình yêu quê hương Việt Nam sâu thẳm với những giá trị nhân bản tốt đẹp ấy đã hun đúc tôi nên người. Và tôi sẽ không bao giờ quên được nguồn gốc giá trị chính mình.

Khoảng năm 1987 nước Mỹ thời Tổng Thống Bush (cha) đang chuẩn bị tiến quân sang Iraq đánh giặc để giải cứu tiểu quốc Kuwait đang bị Iraq xâm chiếm. Mọi người khắp nơi đều bàn tán xôn xao về viễn tượng chiến tranh. Vì có tham dự diễn thuyết và thắng một số giải thưởng trong hội Toastmasters International, tôi được một giáo sư trường Đại Học Cal State Long Beach biết đến và mời tôi làm người khách đặc biệt để bàn luận về đề tài Chiến Tranh Việt Nam với các sinh viên năm thứ tư thuộc phân khoa Sử trong lớp của ông. Khi tôi đến lớp thì thấy có khoảng 28-30 sinh viên, cùng với vị giáo sư. Tôi đề nghị mọi người cùng sắp ghế thành một vòng tròn lớn cho thân mật và tự giới thiệu tôi không phải là một sử gia, cũng không có một cái nhìn bao quát và tế nhị để nói về một đề tài chiến tranh khá phức tạp. Tôi chỉ là một chứng nhân, một người đã được sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Những điều tôi sắp nói có thể sẽ là chủ quan vì có cả những niềm ẩn uất đau thương của một con người trong cuộc... Các sinh viên năm thứ tư sắp tốt nghiệp đại học có nhiều kiến thức nên đã đặt ra nhiều câu hỏi rất hay, tiếc là tôi đã bỏ mất cơ hội ghi hết lại những kỹ niệm đặc biệt đó... tôi chỉ nhớ mình đã sung sướng vì có dịp nói lên những uẩn khúc của người Việt Nam... rằng nước Mỹ nếu muốn tham gia bất kỳ 1 trận chiến nào thì nước Mỹ phải suy tính cho cẩn thận... mọi người cùng phải đồng lòng quyết chiến đấu... vì mục đích cuối cùng của chiến tranh phải là chiến thắng... chiến tranh không thể nào được xem như là 1 nước cờ nhằm đi đến giải pháp chính trị, mà phải là ngược lại... biện pháp tối hậu chiến tranh chỉ được dùng tới khi không còn 1 giải ngọai giao nào khác nữa... vì chiến tranh sẽ gây tang thương cho không biết bao nhiêu gia đình bao nhiêu thế hệ...

Nói chung bằng những lời lẽ tuy nhẹ nhàng tôi đã phân tích nhiều điễm sai lầm trong sự tham gia chiến tranh Việt Nam của người Mỹ... Tôi kể họ nghe ngày đến đảo Orote Point (ở Guam) trong khi chờ đợi lãnh cơm, một Trung Sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ chợt đến hỏi tôi: Hạm Đội Hải Quân Việt Nam có bao nhiêu tàu? Tôi hơi bị bất ngờ, trả lời: Hạm Đội Hải Quân Việt Nam có khoảng 42 chiến hạm lớn nhỏ... Anh ta hỏi tiếp: Thế tại sao các anh thua Việt Cộng... Tôi suy nghỉ và hỏi lại anh: Vậy tổng số chiến hạm Hoa Kỳ là bao nhiêu chiến hạm...anh trả lời: Nhiều quá không thể nào kể hết... Tôi hỏi: Vậy tại sao Hoa Kỳ cũng không thắng được Việt Cộng? Anh ta im lăng, rồi bỏ đi...
Niềm sung sướng của tôi sau buổi nói chuyện ngày hôm đó tại Cal State Long Beach là cái bắt tay rất thân tình của vị giáo sư Sử học và những ánh mắt những nụ cười thông cảm của các sinh viên khi họ ra về.

Những ngày mới lớn ở Việt Nam chúng ta không được ban cho đầy đủ những ân huệ làm người đó. Khi đi học chúng ta phải nghe lời giảng của thầy cô nhiều hơn là được khuyến khích trình bày cảm tưởng. Ngoài đời các quyết định quan trọng quan hệ tới vận mạng quốc gia thường là do một số ít những kẻ cầm quyền thao túng. Các cuộc bầu cử đầy rẫy những trò lường bịp. Một số kẻ cầm quyền thì tham lam. Sức mạnh của cử tri gần như vô nghỉa nên nhiều người rất thờ ơ với công cuộc của đất nước. Đến thời Cộng Sản lại càng tệ hại hơn. Học trò vào lớp học rặc như vẹt những giáo điều, ai hỏi câu gì động chạm đến phân tích lý luận thì cho là phản động. Trại cải tạo chỉ biết nhồi sọ với những điều phi lý. Ngày nay một thiểu số kẻ cầm quyền ở Việt Nam có tài sản hằng tỉ đô la, còn tuyệt đại đa số vẫn lầm than tay làm hàm nhai không một cơ hội thoát ra được cái vòng lẩn quẩn của cảnh cơ hàn.

Nhưng hiện tại đa số là công dân Mỹ chúng ta có quyền nói lên tiếng nói của sức mạnh từ lá phiếu. Ai sẽ nói thay cho bạn? Chính chúng ta cần phải đứng lên, nói lên, nói to lên, trước khi không còn ai khác để nói thay cho chúng ta. Chúng ta cần phải chọn lựa một thái độ thích hợp và bày tỏ quan điểm thích ứng đồng lòng với những tiếng nói khác để có thể biến Nước Mỹ thành một xã hội tốt đẹp hơn. Lý tưởng Tự Do có nghỉa chúng ta cùng sinh sống với các cộng đồng bạn. Bất kỳ bạn bỏ phiếu cho ai, Dân Chủ hay Cộng Hòa, xin hãy theo dõi những phương sách của các ứng cử viên và lựa chọn đúng bằng lá phiếu. Đối với cộng đồng Việt Nam xin hãy lắng nghe và phân biệt bằng lý trí của lẻ phải và hành xử theo công đạo để tránh sự chia rẻ của kẻ thù.

Ngày nay có những nhà tranh đấu cho nhân quyền và tôn giáo trong nước đã thay dân kêu lên những tiếng đau thương khẩn thiết, chúng ta có thể nào để cho các tiếng kêu uẩn ức đó rơi vào quên lảng được chăng ? Tiềm lực của chúng ta hiện tại khá mạnh so với những ngày xếp hành lảnh cơm tại trai Orote Point lúc chân ướt chân ráo mới đến Guam chuẩn bị hồ sơ vào nước Mỹ. Và những ân tình, ơn nghỉa với các thương phế binh cựu quân nhân QLVNCH còn ở lại tại Việt Nam, chúng ta có thể nào bỏ qua những lời đau đớn thống khổ của những người từng hi sinh một phần thân thể quyết gìn giử biên cương đó hay không?

Ngày tôi thăm viếng tượng Nữ Thần Tự Do tại Ellis Island gần New York, có những hàng chữ sau đây vẫn còn khắc dưới chân bức tượng ấy:

Hãy giao cho ta những cơ cực, những nghèo khó
Những thân xác thèm khát được hít thở Tự do
Những kẻ bị ruồng rẫy từ các bờ biển lạ
Mang đến đây những kẻ vô gia cư, những con người qua bao bão tố
Ta sẽ nâng chiếc đèn dẫn lối vào cổng vàng


Nếu có người hỏi đến tôi, tôi sẽ không ngần ngại cho biết tôi là một công dân Hoa Kỳ và cũng là một người tị nạn chính trị Việt Nam. Tôi đã may mắn đến được bến bờ Tự Do này khi nước tôi bị Cộng Sản chiếm. Tôi đã bỏ nước ra đi khi không còn chổ để dung thân. Tôi luôn cố gắng trở thành một công dân Hoa Kỳ tốt và luôn cố gắng gìn giử những giá trị tốt đẹp của một người con gốc Việt.

CÁT BIỂN

Cám Ơn Người (Nhạc)

0 comments
bấm vào đây để xem Music Sheet - Cám Ơn Người

thơ Cát Biển
nhạc Cao Minh Hưng
ca sĩ Quỳnh Lan

Cám Ơn Người

Xin cám ơn vầng dương rực rỡ
Để hồn còn vương những giây tơ
Xin cám ơn phút giây lầm lỡ
Để tình ngây ngất cõi mộng mơ

Anh giữ hương ngọc lan vạn thuở
Mây giăng đời nhớ mãi dù xa
Nếu gió làm tim em ngàn mảnh
Tim của anh từng vỡ vụn ra

Xin giữ nhé mùa Đông tuyết giá
Lạnh bên ngoài nhưng ấm lòng ta
Nhớ những phút bên nhau rộn rã
Khoảnh khắc trời nhẹ cả thịt da

Như bách tùng phơi sương gió bấc
Chờ suối về mát cội và thân
Người hãy khơi lòng như thác rộng
Chảy ngọt nồng lời của hiến dâng

Xin cám ơn gió đưa chim lạ
Rải hạt mầm nở nụ chờ mong
Cám ơn từng giọt tình lắng đọng
Và khói mờ kỷ niệm phôi pha

Cám ơn những nụ cười tiếp đón
Và nước mắt hồng tiễn nhau xa
Xin cám ơn biển đời to rộng
Đã bao lần ta cố vượt qua

Cát Biển
8/9/2008

[bấm vào nút "Play" hình tam giác dưới tấm hình để xem]

Visitors Count

SEO Services

About Me

My email: sn68pbc@yahoo.com -- My Homepage: www.catbien.com