Saturday, February 20, 2010
Lời Của Dấu Yêu (Nhạc)
Lời Của Dấu Yêu
Thơ Cát Biển
Nhạc Nguyễn Minh Châu
Hòa âm: NMC & Nguyễn Long Khánh
Ca sĩ: Tiểu Muội
Ngày nào chợt giọng nói em
Vừa ghé rất sâu tim ta
Chợt thấy niềm vui ứa tràn
Chợt thấy lệ nào đã tan
Một ngày đời muôn ánh vàng
Cho ta khát khao cuộc sống
Như bóng đêm vào ánh sáng
Như bóng tối tìm lối thiên đàng
Huyền diệu như giòng sông chứa chan
Vì bên em có mây dịu dàng
Vì nơi em nụ cười tươi sáng
Vì yêu em ta biết yêu nhân gian
Ngày nào chợt đôi mắt em
Vừa đến dấu yêu nhắn trao
Cho ta màu sắc ấm nồng
Cho ta bao điều ước mong
Nguyện cầu từ trong bóng đêm
từng sớm từng sớm mai
từng đóm sao từng ánh trăng
Cho ta bước qua vô thường
Và dẫu có là một phút giây
Và dẫu chỉ là thoáng mây
Thì em là vĩnh viễn
trái tim này
Cát Biển
12-05-2009
Saturday, February 13, 2010
Phương Nào Gặp Lại Nhau (Nhạc)
Phương Nào Gặp Lại Nhau
Thơ: Cát Biển
Nhạc: Nguyễn Minh Châu
Hòa âm: Cao Ngọc Dung
Ca sĩ: Kyra Nguyen
Phương ấy là đâu
Người mang hồn tôi đi biền biệt
Xa lạ mùa trăng
Nguyện cầu ngày tháng bình yên
Về với lặng im ta
Dư âm tiếng người trong tâm khảm
Vòng thời gian chậm lại
Chờ mong khoảnh khắc của đêm ngày
Mây vẫn còn trôi
Lặng hỏi nơi nào cho mây nghỉ
Xin chớ rời nhau
Đêm trường còn quạnh quẻ cô miên
Còn bờ cỏ non êm
Tìm nhau nơi đỉnh mơ ngày cũ
Người đừng quên ước hẹn
Dẫu ngàn năm hay vô lượng tương lai
Như biển thì thầm
Xin đời đáp lời van của sóng
Người hãy về đây
Đan dấu chân nồng ấm bên nhau
Đêm ngắm nhìn sao
Đếm bao vòng quay nhân thế
Mình đã hẹn nhau
Nơi này hay một cõi rất xa
Cát Biển
26-Dec-2009
Thơ: Cát Biển
Nhạc: Nguyễn Minh Châu
Hòa âm: Cao Ngọc Dung
Ca sĩ: Kyra Nguyen
Phương ấy là đâu
Người mang hồn tôi đi biền biệt
Xa lạ mùa trăng
Nguyện cầu ngày tháng bình yên
Về với lặng im ta
Dư âm tiếng người trong tâm khảm
Vòng thời gian chậm lại
Chờ mong khoảnh khắc của đêm ngày
Mây vẫn còn trôi
Lặng hỏi nơi nào cho mây nghỉ
Xin chớ rời nhau
Đêm trường còn quạnh quẻ cô miên
Còn bờ cỏ non êm
Tìm nhau nơi đỉnh mơ ngày cũ
Người đừng quên ước hẹn
Dẫu ngàn năm hay vô lượng tương lai
Như biển thì thầm
Xin đời đáp lời van của sóng
Người hãy về đây
Đan dấu chân nồng ấm bên nhau
Đêm ngắm nhìn sao
Đếm bao vòng quay nhân thế
Mình đã hẹn nhau
Nơi này hay một cõi rất xa
Cát Biển
26-Dec-2009
Thursday, February 11, 2010
Alfred Bernhard Nobel Và Giải Thưởng Cao Quý
Alfred Bernhard Nobel Và Giải Thưởng Cao Quý
(NHỮNG NHÂN VẬT LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI)
Nobel, giải thưỡng cao quý nhất của thế giới mang tên người đặt ra nó, là biểu tượng của cả sự hủy hoại lẫn sự xây dựng.
Nó mang tên một nhân vật đã tạo cho nhân loại một sức tàn phá kinh khủng. Khác hẳn muôn thú, loài người tuy không có nanh vuốt nhưng khi vận dụng khối óc lại có khả năng hủy diệt vô số vật chất. Nhờ vào sản phẩm của ông Nobel, loài người có thể khai phá đường hầm, thiết lập đường xe lửa, đào đá dưới lòng sông, phá núi, khai khẩn địa thế, chế ngự thiên nhiên để tái thiết môi trường sống cho thích hợp hơn với đời sống văn minh của kỹ thuật - mở đầu cho kỹ nguyên cơ giới.
Hằng năm các giải Nobel được trao tặng cho những công trình nghiên cứu lỗi lạc nhất của loài người. Các giải Nobel cao quý đó được tặng cho những người khắp thế giới mà các khám phá của họ đã đóng góp sâu xa vào sự tiến hóa của nhân loại.
Ngoài giá trị tinh thần vô biên của giải Nobel, số tiền thưởng to lớn của các giải này được trích ra từ lợi tức của một sản nghiệp kếch sù do ông Nobel tạo dựng nên từ những phát minh có năng lực tàn phá hủy hoại của ông. Sở nguyện của ông khi chết đi là dùng nguồn lợi tức này làm động lực để khuyến khích tác động những công trình vĩ đại của khoa học, văn chương, và hòa bình của thế giới, tức là ngược lại vớI sự hủy hoại mà nguồn tài trợ này đã được sinh sản từ nó. Và như vậy có phải chăng sự tàn phá lại tác tạo nên những cơ duyên cho những mầm mống xây dựng khác, cấu tác nên một tiến trình sinh huỷ vô tận của vũ trụ.
Alfred Bernhard Nobel chào đời ngày 21 tháng 10 năm 1833 tại Stockholm, thuộc vương quốc Thụy Điển. Ông được sinh ra trong một gia đình nỗi tiếng về kỹ thuật máy chạy hơi nước (steam engine) là một kỹ nghệ tối quan trọng thi bấy giờ để tạo sức đẩy cho các đầu máy xe lửa và các máy móc kỹ nghệ khác, mà đã khai phóng nên một tiến trình đồng loạt được mệnh danh là cuộc Cách Mạng Cơ Giới. Ngoài ra, cha ông cũng khuếch trương nghành đúc đồ sắt và đúc ống kim khí. Khi đến tuổi trưỡng thành, ông được gởi đi du học ngoại quốc (Âu Châu) để mỡ mang kiến thức.
Chiến tranh Crimean War sau đó đã bùng nổ năm 1856 tại Thụy Điển. Vì chiến tranh, các công việc làm ăn cố hửu của gia đình ông bị xuống dốc. Để gầy dựng sản nghiệp trỡ lại, Alfred và thân phụ của ông bắt đầu chú ý tới một sản phẩm của chiến tranh là một loại chất nổ có tiềm lực tàn phá kinh khủng vừa được phát minh, là chất Nitroglycerine. Vào thời đó thuốc súng đã được dùng khắp nơi. Tuy nhiên chất Nitroglycerine nguy hiểm này có nhiều triển vọng trong các dự án khai phóng thiết kế cầu cống đường xá, vì chỉ một dung lượng nhỏ bé của nó cũng đủ đ gây một sức nổ có tầm công phá cực mạnh.
Sau sáu năm theo đuổi, thân phụ ông Alfred cuối cùng đã hoàn tất được kỹ thuật thiết lập xưỡng chế tạo chất Nitroglycerine một cách an toàn và hửu hiệu. Song song với cha, ông Alfred dồn nỗ lực vào kỹ thuật chế tạo các hột nổ và ngòi đánh nổ. Kỹ thuật đánh ngòi và hột nổ rất quan trọng. Nếu kỹ thuật đánh ngòi và hột nổ đạt được sự an toàn và thực dụng thì cùng với kỹ nghệ sản xuất chất Nitroglycerine, gia đình ông sẽ nắm giử một trong những kỹ thuật thiết yếu nhất thời bấy giờ. Ngày ông Nobel đạt được hoàn mãn kỹ thuật chế tạo hột nổ, ông biết là ông vừa hoàn tất một sãn phẩm rất nguy hiễm nhưng cũng tối cần thiết cho sự tiến hóa của nhân loại.
Ông Alfred Nobel nhận thấy các quả cốt mìn dynamite thời bấy giờ tuy không có sức công phá mãnh liệt như chất Nitroglycerine, nhưng lại khá an toàn cho người xử dụng nó. Ông đổ nhiều công trình thí nghiệm tìm tòi để cấu tạo một chất mới, vừa có được sức nổ mãnh liệt của Nitroglycerine mà lại có thể dể xữ dụng như chất dynamite. Kết quả là hợp chất blasting gelatine, một chất đặt sệt như keo, hổn hợp của Nitroglycerine và guncotton (thuốc súng), hai chất nổ cực kỳ kinh khũng nhất thời bấy giờ.
Suốt sự nghiệp của ông, rất nhiều dự án phá rừng phá núi những tưởng là đội đá vá trời đầy nhiêu khê, đã được hoàn tất được nhờ vào khã năng chế ngự thiên nhiên của chất nổ. Loài người đã có thêm năng lực đào kinh, vét sông, xẻ núi, xây cất đường hầm, đường xe lửa v.v.. Giao thông và thương mại lân bang được thiết lập khắp nơi làm thành những giao thương mới, những động lực mới, những nhu cầu mới, cho các công trình kiến thiết ngày thêm một phức tạp và vĩ đại khác.
Trước khi từ trần vào năm 1936, ông Nobel quy định rằng tài sản của ông phải được quản trị và đầu tư. Số tiền lời hằng năm được phân trích ra để hiến tặng cho những người khắp các nơi trên thế giới mà đã có công dâng hiến đóng góp nhiều nhất sự nghiệp của họ cho sự tiến hóa của nhân loại trong các lãnh vực Vật Lý, Hóa Học, Sinh Lý Học, Y Khoa, Kinh Tế, Văn Chương và Hoà Bình Thế Giới...
Cát Biển
Bình An
Bình An
Có lời nói vô âm
Con chiến mã hiên ngang phóng đi
Nhờ cái bóng của ngọn roi da
Tư duy mang ánh sáng
Thanh tịnh là tìm về thường hằng
Nhẫn là thuyền đưa đến bờ
Người thợ xây căn nhà
Đã được nhận diện
Hiện hữu tức khoảng trống
Hiện tại là an vui
Đêm tỉnh thức
Xin cảm ơn đời
Đối diện hư ảo
Và can đảm bước lên
Bao năm vẫn đi tìm cùng khắp
Có biết rằng nó ngụ trong chính ta
Cát Biển
10-Feb-2010
Subscribe to:
Posts (Atom)
About Me
- catbien
- My email: sn68pbc@yahoo.com -- My Homepage: www.catbien.com