Monday, January 18, 2010

Sao Đêm (Nhạc)

0 comments
Sao Đêm

Thơ Cát Biển
Nhạc Nguyễn Minh Châu
Ca sĩ Mây Tím


Hôm nào lời trao
Giọt ấm tình dâng chứa chan
Đêm thâu nhìn sao
Nghe tiếng chim đang gọi đàn

Còn lại con đường
Trăm năm giữa nhân gian
Còn bình minh
Còn hoàng hôn
Còn môi hẹn ước
Mong manh đêm giấc ngủ
Người vào mộng quên mất lối về

Những giòng sông
Là những giấc mơ trần gian
Yêu thương
Nhớ nhung
Trống vắng

Thiên đàng nào
Ngày bước qua đỉnh trời cao
Vị đắng đầy trong mật ngọt
Xót xa trong những cung đàn

Êm như giòng sông
Tình sử thuyền trôi nhẹ nhàng
Mông lung chiều nay
Hình bóng chợt về miên man

Sao phương trời xa
Nghe chăng lời nhắn gọi ước mơ
Tơ vương còn đây
Còn đợi nhau giữa đời này

Cát Biển
18-Jan-2010

Albert Einstein, Thiên Tài Của Mọi Thiên Tài

0 comments

Albert Einstein, Thiên Tài Của Mọi Thiên Tài
(NHỮNG NHÂN VẬT LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI)

Albert Einstein, nhân tài lỗi lạc nhất thế kỹ 20 của loài người tuy chỉ hiện diện trên quả đất vỏn vẹn có 76 năm ngắn ngủi nhưng những đóng góp vô song của ông vào kho tàng kiến thức của nhân loại đã nâng đẫy loài người đến những cao độ mới, những quỹ đạo mới, của các đẵng cấp tinh khôn.

Ông đã hiến tặng cho loài người một đôi hia vạn dặm. Nhờ vào Thuyết Tương Đối của Einstein - tức là thuyết Relativity - những nhà bác học sau này như William Shockley đã chế tạo được chiếc transistor, cơ phận căn bản mà đã đưa loài người vào kỹ nguyên điện tử của television, phi thuyền, computer, viễn thông, vv... nơi mà sự kỳ diệu của trí tuệ con người không ngừng nghỉ, khám phá ra những nguồn năng lượng mới, những phát minh mới.

Những vùng chân trời mới đầy những kinh ngạc và kỳ thú này không khác gì những chuyến phiêu lưu của nhân vật huyền thoại Sinh Bá từ các truyện thần thoại Đông Phương, được loài người khám phá không phải từ nơi những hành tinh bí ẩn xa xôi khác mà lại từ vũ trụ vẫn hằng xoay vần và hiện hửu tự khỡi thuỷ của chúng ta.

Albert Einstein được sanh ra tại Đức năm 1879 trong một gia đình gốc Do Thái, lúc mà toàn thể nền khoa học của nhân loại đều lệ thuộc vào các nguyên lý then chốt về không gian, thời gian, và chuyễn động của lý thuyết cơ bản Newton, với những hệ thống vật lý tưỡng như là đã được hoàn chỉnh, sung mãn và mạch lạc. Chỉ vì sự hiện diện của Einstein trên quả đất, các lý thuyết Newton căn bản đó của loài người một sớm một chiều đã bị lỗi thời, dành chổ cho ngành Tân Vật Lý.

Năm 1905, với số tuổi xuân sanh 26 đầy tự tin và trí thông minh đĩnh ngộ, chàng trai trẻ Einstein đã tiên phong dẫn đầu trước mọi nhà thông thái khác cùng thời bằng một loạt những tập khảo cứu mới lạ, uyên thâm cùng với những tiên đoán táo bạo về luật chuyển động của vũ trụ. Mãi cho đến năm 1919 nhân hiện tượng Nguyệt Thực (eclipse) tại Anh, các khoa học gia đã khảo nghiệm và xác minh được là các tia sáng từ các hành tinh xa khi tiến gần mặt trời đã bị cong lệch do sức hút từ mặt trời, thì các nhà bác học lúc ấy mới có thể chứng nghiệm được Thuyết Tương Đối mà Einstein đã quyết đoán trước đó hằng mấy năm. Trí khôn của loài người lúc ấy mới bắt kịp phần nào với khã năng tư duy và mặc khải của Einstein, và ông đã nghiễm nhiên trỡ thành một thiên tài của mọi thiên tài, bậc thầy của mọi vị thầy.

Năm 1905 còn được mệnh danh là Năm Nhiệm Mầu vì một loạt những đóng góp liên tục cực kỳ mới lạ kỳ diệu của Einstein, từ cách định lượng các nguyên tử nhỏ li ti, cách đo năng lượng E=mc2 là một phương trình vật lý nỗi tiếng nhất, đến Thuyết Tương Đối của ông mà tầm ảnh hưỡng bao trùm lên mọi kẻ hỡ của vật chất, không gian, thời gian và năng lượng, mọi bước tiến của vật lý, từ các vật chất nhỏ bé li ti nhất là các nguyên tử, đến các cấu trúc vĩ đại nhất là Thái Dương Hệ và luôn cả vũ trụ.

11 năm sau đó, tức là năm 1916, với số tuổi 37 trưỡng thành và dồi dào kinh nghiệm, ông ấn hành tập khảo cứu thứ nhì, siêu đẳng hơn, uyên thâm hơn, với tựa đề Lý Thuyết Tương Đối Tổng Hợp (tức General Theory of Relativity) làm cho các nhà bác học đương thời càng ngạc nhiên trong thích thú. Thuyết của ông thiết lập chặt chẻ hệ thống Tân Vật Lý, khải minh cho một kỹ nguyên mới là ngành Nguyên Tử Năng. Ngành nguyên tử năng chuyên về các đơn vị vật chất nhỏ bé nhất, nhưng vận chuyễn với tốc độ cực kỳ cao nhanh, nên cũng ngầm chứa một năng lực kinh khũng vô song. Chính năng lực này đã được Hoa Kỳ dùng để tạo bom nguyên tử mà đã tàn phá 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bổn thành bình địa chỉ trong một chớp mắt, và dứt điểm Đệ Nhị Thế Chiến.

Và từ đó, loài người không hề quay đầu lại nữa. Con người từ đó tiến nhanh như mang một đôi hia ngàn dặm. Không ai hướng về thiên niên kỹ 2000 mới này còn có thể tưỡng tượng hoặc suy đoán đâu sẽ là giới hạn cuối cùng của trí khôn của loài người. Einstein vì vậy đã nghiễm nhiên ngự trị địa vị tuyệt đĩnh, ngang hàng với một số hiếm hoi các bậc thông thái, các nhà bác học không tiền khoáng hậu của lịch sử nhân loại như Aristotle, Copernicus, Galileo, Newton, mà đã luân phiên lèo lái những khúc quanh mới then chốt trong tiến trình sinh hoá của lịch sử nhân loại. Điều đáng nói chăng, chàng trai Albert Einstein siêu việt đó năm ấy chỉ mới tròn 37 tuổi.

Kiến thức dị thường của Einstein được trao dồi khi ông theo đuổi các công trình nghiên cứu tại học viện Bách Nghệ Liên Bang tại thành phố Zurich của Thuỵ Sĩ. Ông tốt nghiệp Tiến Sĩ năm 1905. Vì không kiếm được một chân giáo sư, ông bèn nhận việc làm Định Lượng Viên cho cơ quan cấp Bằng Phát Minh tại thành phố Berne của Thuỵ Sĩ. Không ngờ đấy cũng chính là môi trường kích thích cho những tư tưởng táo bạo và mới lạ. Sau giờ làm việc chàng trai trẽ Einstein lại say mê miệt mài nghiên cứu về những chuỗi hệ thống phức tạp của các sự chuyển động, cùng với ngành quang học mới lạ và trừu tượng, để rồi hình thành nên tập khảo cứu thứ nhất, quyễn Lý Thuyết Tương Đối Hạn Chế vào năm 1905 mà đã làm ngạc nhiên và chấn động thế giới.

Ông được trao tặng giải Nobel cao quý nhất vào năm 1921. Ông được mời thăm viếng và diễn thuyết tại nhiều viện đại học nỗi tiếng khắp nơi trên thế giới. Các học viện lỗi lạc đều mời ông về dạy. Năm 1932, ông đi đến một quyết định quan trọng. Ông quyết định chấp nhận quốc tịch Hoa Kỳ, và nhận lời làm giảng sư tại đại học Princeton, thuộc tiểu bang New Jersey. Năm 1952, quốc hội của tân quốc gia Do Thái mời Einstein về đãm nhiệm chức vụ Tổng Thống đầu tiên khi nước này mới được tái lập tại vùng Trung Đông, vì ông cũng là người gốc Do Thái. Tuy nhiên ông không thiết tha về chính trị, và đã khước từ.

Ngành vật lý nguyên tử đã cho chúng ta vô số những ứng dụng về điện tử gồm cả vô tuyến điện, radar, television, computer, và đáng kể nhất là nguyên tử năng. Điều đáng ghi nhận là, những phát minh mới của loài người, một khi áp dụng vào đời sống vật lý hằng ngày cũng biến thành nguyên tố khơi mào cho những suy tư về triết lý, tức là những liên hệ giữa con người và vũ trụ. Nếu chúng ta có thể định nghỉa ngành vật lý nguyên tử là đã tạo ra những năng lực cực kỳ to lớn từ những đơn vị vật chất li ti nhỏ bé nhất mà loài người có thể tìm thấy được, tương tự như những viên gạch nhỏ bé của một toà dinh thự đồ sộ, thì ta phải đồng ý là người có công khám phá ra nó đã có khả năng suy tư khác thường. Einstein là nhân vật lỗi lạc có khã năng siêu việt đó.

Ông nhận thức được căn cơ của sự vật một cách bình dị từ những điều mà người phàm tục lại cho là kỳ quặc. Thuyết Tương Đối của Einstein liên hệ đến sự chuyển động của nguyên tử, tức là những đơn vị vật chất cơ bản nhất, nhỏ bé nhất, nhưng lại hàm chứa một vũ trụ quan rộng rãi nhất. Trong khi thuyết Cơ Học của Newton đòi hỏi phải có các điều kiện tiên khởi và tuyệt đối để có thể giải thích được các chuyển động kế tiếp, thì Thuyết Tương Đối của Einstein có thể áp dụng cho mọi trường hợp mà không cần đến một điều kiện tiên khởi, một cái mốc thời gian hay một điều kiện khởi thuỷ nào của thời gian và không gian cả.

Vũ trụ, như vậy là một chuỗi dài sinh hoá vô thuỷ vô chung, xoay vần, chuyển đỗi. Loài người sau đó đã khám phá ra rằng họ chỉ có thể tìm hiểu được phần nào những bí hiễm của thiên nhiên mà không bao giờ có thể đủ khôn ngoan để khống chế được vũ trụ...Những chuyến phiêu lưu của Sinh Bá do đó sẽ mãi mãi vẫn là những chuyến mạo hiễm đầy những kỳ thú, vì khã năng tư duy của loài người sẽ có khả năng sinh động, vượt xa mọi biên giới.

Cát Biển

Relativity

What is space? What is time? To answer these questions, Albert Einstein developed the theory of relativity. Einstein demonstrated that space and time are curved, and that this curving is what we ordinarily call gravity.

Einstein explained that this is because everything (and everyone) is constantly in motion through both space and time, and therefore has its own unique frame of reference. This has some pretty bizarre implications. For instance, two people who are moving relative to each other, wearing identical watches, will measure time differently. Time will slow down or speed up depending on how fast each is moving. This usually isn't noticeable because your average wristwatch isn't sensitive enough to measure the tiny discrepancies that appear at slower speeds. Time dilation only becomes significant at speeds approaching the speed of light, when the effects are greatly magnified.

Einstein also asserted that space and time are one. Our three-dimensional existence -- the "where" of an event -- evolves along the fourth dimension of time -- the "when" of an event -- so we live in a four-dimensional space time. Ergo, what happens to time must also happen to space. So as time dilates for an object in motion, the object's length contracts along its horizontal axis by a corresponding amount.

Saturday, January 16, 2010

Mẹ Yêu Thương

0 comments

Mẹ Yêu Thương

Ngày xưa mẹ về
Con ra ôm mẹ
Mẹ cho trái ổi
Mẹ cho củ khoai

Chiều chiều mong mẹ
Để nghe tiếng chân
Nghe tên mẹ gọi
Nghe hạnh phúc gần

Rồi con rời mẹ
Vào học trường xa
Phương người cô lẻ
Chạnh nhớ mái nhà

Có hôm mẹ gửi
Nồi cá nục kho
Kèm thêm lá thư
Lệ thương từng chữ

Tủi hờn ly biệt
Tháng tư vĩnh quyết
Cùng mẹ lênh đênh
Theo dòng định mệnh

Xứ người xa lạ
Học nói tiếng Anh
Mẹ cứ đi lạc
Ốc đảo vây quanh

Hai lần đột quỵ
Mẹ đuối biển đời
Một hôm sầu thảm
Mẹ bỏ con đi

Ơn sâu nghỉa nặng
Từ buổi sơ sanh
Đất trời hoang vắng
Ngày lá lìa cành

Xưa bước chân mẹ
Mang quà tuổi thơ
Chiều bên nắng nhẹ
Hồn trẻ ngóng chờ

Ngày nào nghe lại
Tiếng chim gọi đàn
Ngày nào con mẹ
Ấm vòng tay đan

Một chốn bình yên
Quẳng gánh ưu phiền
Thành tâm con nguyện
Mẹ bước an nhiên

Cát Biển
22-Dec-2009

Lời Của Dấu Yêu

0 comments

Lời Của Dấu Yêu

Ngày nào chợt giọng nói em
Vừa ghé rất sâu tim ta
Chợt thấy niềm vui ứa tràn
Chợt thấy lệ nào đã tan

Huyền diệu như giòng sông chứa chan
cho ta khát khao cuộc sống
Như bóng đêm vào ánh sáng
Như bóng tối tìm lối thiên đàng

Ngày nào bình minh thắp đầy
Ta chợt thấy vơi đi ưu phiền
Tâm hồn bỗng nhẹ nhàng bình yên
Ta còn biết yêu thương triền miên

Chợt thấy lòng mình ứa dâng
Vì bên em có mây dịu dàng
Vì nơi em nụ cười tươi sáng
Vì yêu em ta biết yêu nhân gian

Ngày nào chợt đôi mắt em
Vừa đến dấu yêu nhắn trao
Cho ta màu sắc ấm nồng
Cho ta bao điều ước mong

Nguyện cầu mãi từ trong bóng đêm
Từng sớm từng sớm mai
Từng đóm sao từng ánh trăng
Cho ta bước qua vô thường

Và dẫu có là một phút giây
Và dẫu chỉ là thoáng mây
Thì em là vĩnh viễn
trái tim này

Cát Biển
12-05-2009

Đợi Người

0 comments

Đợi Người

Người đi môi đọng lời thề
Mưa trong chữ viết giọt tê tái hồn
Ngoài kia tuyết xuống hoàng hôn
Trong ta sương khói vây hồn đắng cay

Nguyện lời tay nhé cùng tay
Đón mưa che nắng ôm đầy ước mơ
Vầng trăng non dại ngây thơ
Hôm nay đầy đặn một bờ nhớ nhung

Vàng xưa nhắn với ai cùng
Nhạt nhòa quá khứ nghìn trùng tương lai
Thắp lên ánh nến đêm dài
Cho ta hiện tại sánh vai bước đầy

Ngọc lan tinh khiết thơ ngây
Hương trao ngà ngọc những ngày hồn nhiên
Chờ người yêu dấu bên hiên
Nghe như sân trước mẹ hiền bước chân

Người ơi người của hóa thân
Ta nghe nhẹ cả gót trần viễn du
Vô thường lá của mùa thu
Đục trong xin hẹn thiên thu cõi người


Cát Biển
1-Jan-2010


A-Nan, Vị Thị Giả Tận Tụy Của Đức Phật

1 comments

A-Nan, Vị Thị Giả Tận Tụy Của Đức Phật

Thích Tâm Hải

Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất). Với những đức tính đặc biệt, tôn giả A Nan được đại chúng thời bấy giờ đề cử làm thị giả cho đức Phật và được đức Phật hoan hỷ chấp thuận. Tôn giả A Nan đã luôn theo sát đức Thế Tôn trong suốt hơn 25 năm cuối, luôn tận tụy trong việc chăm sóc đức Phật; ghi nhớ tất cả những gì mà đức Phật dạy bảo; luôn đem đến niềm an lạc cho mọi người, như chính ý nghĩa của tên Ngài -- Ananda: an lành và hạnh phúc.

A Nan sinh trưởng trong một gia đình truyền thống Kshatriya (chiến sĩ giai cấp nắm quyền hành thống trị đất nước Ấn Ðộ thời bấy giờ), con của vua Amitodana. Vua Amitodana là em ruột của vua Suddhodana (Tịnh Phạn Vương - phụ thân của đức Phật). Trong quan hệ dòng họ, A Nan là em chú bác ruột với đức Phật. Ngày đức Phật trở về Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) để thăm vua cha và thân quyến lần đầu tiên sau khi thành đạo, trong số vương tôn công tử ra nghinh đón Ngài có chàng trai trẻ thuộc dòng họ vua chúa -- Ananda, lập tức A Nan bị thu hút bởi cốt cách uy nghi và thanh cao của đức Phật. Sau đó, A Nan cùng với sáu vương tử khác đã đến xin đức Phật cho phép được gia nhập Tăng đoàn, đi theo con đường mà đức Thế Tôn đang đi.

Với trí thông minh có sẵn, sau khi trở thành một tu sĩ, Tôn giả A Nan đã tiếp thu giáo lý của đức Phật trọn vẹn như nước thấm vào cát. Nhân một hôm nghe Trưởng lão Punna thuyết pháp, Ngài chứng đắc được quả thánh Dự Lưu (Sotàpatti - Tu đà hoàn) -- cấp độ đầu tiên trong 4 cấp độ giải thoát (Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la-hán).

Khi được đề cử làm thị giả của đức Phật, để tránh những dư luận không tốt có thể xảy ra, Tôn giả A Nan đã đệ trình lên tám điều kiện và được đức Thế Tôn chấp nhận:
1. Không mặc áo mà đức Phật cho, dù mới hay cũ;
2. Không dùng thực phẩm mà thiện tín dâng cúng đến đức Phật, dù đó là thức ăn thừa;
3. Không ở chung tịnh thất với đức Phật;
4. Không đi theo Phật đến bất luận nơi nào mà thiện tín chỉ cung thỉnh Phật;
5. Ðức Phật hoan hỷ cùng đi với Tôn giả đến nơi mà Tôn giả được mời;
6. Ðược quyền sắp xếp, tiến cử những vị khách đến muốn gặp đức Phật;
7. Ðược phép hỏi đức Phật mỗi khi có hoài nghi phát sinh;
8. Ðức Phật hoan hỷ nói lại những bài pháp mà Ngài đã giảng khi không có mặt Tôn giả.

Và kể từ khi trở thành một thị giả trong suốt hơn hai mươi lăm năm, Tôn giả A Nan đã tận tụy, trung tín, cần mẫn với lòng kính mộ không hề suy suyển việc chăm sóc đức Thế Tôn, đặc biệt là trong những lúc thân thể đức Phật có bệnh và những năm đức Phật cao tuổi mà bước chân không ngừng du hóa bốn phương.

Là một thị giả của đức Phật và là một người uyên bác, có trí nhớ siêu phàm, ngoại hình khôi ngô tuấn tú, được rất nhiều người, đặc biệt là phái nữ ái mộ, song Tôn giả A Nam đã không lấy điều đó làm kiêu hãnh, Ngài luôn khiêm cung, sống phạm hạnh và tận tụy với đức Phật trong vai trò của một thị giả. Câu chuyện cô gái Pakati của dòng họ Matànga (Ma Ðăng Già) và nhiều chi tiết sinh động được ghi lại trong kinh điển đã nói lên điều đó.

Tuy là một người rất mực thông minh, nhạy cảm và có một trí nhớ chính xác, mạnh lạc như thế, nhưng tôn giả A Nan chưa phải là một vị A la hán -- bậc đã hoàn toàn giải thoát, nên khi nghe đức Phật cho biết chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ nhập diệt, Tôn giả buồn đau vô cùng. Ký ức về những ngày tháng theo sát bên đức Phật, những hành động, cử chỉ đầy tình thương yêu vô biên và những lời dạy đầy trí tuệ của Ngài cứ tuôn chảy về trong Tôn giả. Nghĩ về một mai đây sẽ không còn Phật nữa, Tôn giả A Nan đã ra ngoài và bật khóc thành tiếng. Ðức Phật nhận biết điều này, Ngài gọi A Nan lại và ân cần, bảo:
"Không nên than khóc, này Ananda, không nên phiền muộn; Như Lai đã từng dạy rằng mọi kết hợp đều phải chấm dứt bằng sự biệt ly. Hiện hữu là vô thường, luôn biến dịch. Ðã từ lâu, con đã tận tình hầu cận Như Lai với tâm quý mến kỉnh mộ, con hãy nỗ lực tu tập để thành tựu quả vị A la hán - quả Thánh tối thượng" (Anguttara Nikàya - Tăng Chi).
Ba tháng sau khi đức Phật nhập diệt, vào đêm trước Ðại hội kết tập kinh điển lần thứ I gồm 500 vị A la hán do Tôn giả trưởng lão Ðại Ca Diếp (Maha Kasyapa) chủ tọa, với nỗ lực thiền quán vượt bực, Tôn giả đã chứng đắc A la hán và được tham dự Ðại hội, phụ trách trùng tuyên kinh tạng. Mở đầu của mỗi kinh, Tôn giả A Nan đã lặp lại lời "Như vậy tôi nghe..." (Như thị ngã văn), mà mỗi khi tiếp xúc với kinh điển, chúng ta đều gặp.

Theo truyền thuyết, Tôn giả A Nan sống đến một trăm hai mươi tuổi. Tôn giả A Nan là một vị để tử lớn đồng thời là một thị giả rất tận tụy với đức Phật. Ngài được đức Phật ngợi khen là người có học thức uyên thâm; có trí nhớ trung thực và bền lâu; tác phong cao quý và trí tuện nhạy bén; ý chí kiên định và là người luôn chuyên chú, cần mẫn đối với công việc cũng như đời sống tu tập (Anguttara Nikàya - Tăng Chi). Hình ảnh Tôn giả A Nan là một hình ảnh thật đẹp và là một tấm gương sáng để cho mỗi người con Phật noi theo.

Thích Tâm Hải
1998

Visitors Count

SEO Services

About Me

My email: sn68pbc@yahoo.com -- My Homepage: www.catbien.com