Albert Einstein, Thiên Tài Của Mọi Thiên Tài
(NHỮNG NHÂN VẬT LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI)
Albert Einstein, nhân tài lỗi lạc nhất thế kỹ 20 của loài người tuy chỉ hiện diện trên quả đất vỏn vẹn có 76 năm ngắn ngủi nhưng những đóng góp vô song của ông vào kho tàng kiến thức của nhân loại đã nâng đẫy loài người đến những cao độ mới, những quỹ đạo mới, của các đẵng cấp tinh khôn.
Ông đã hiến tặng cho loài người một đôi hia vạn dặm. Nhờ vào Thuyết Tương Đối của Einstein - tức là thuyết Relativity - những nhà bác học sau này như William Shockley đã chế tạo được chiếc transistor, cơ phận căn bản mà đã đưa loài người vào kỹ nguyên điện tử của television, phi thuyền, computer, viễn thông, vv... nơi mà sự kỳ diệu của trí tuệ con người không ngừng nghỉ, khám phá ra những nguồn năng lượng mới, những phát minh mới.
Những vùng chân trời mới đầy những kinh ngạc và kỳ thú này không khác gì những chuyến phiêu lưu của nhân vật huyền thoại Sinh Bá từ các truyện thần thoại Đông Phương, được loài người khám phá không phải từ nơi những hành tinh bí ẩn xa xôi khác mà lại từ vũ trụ vẫn hằng xoay vần và hiện hửu tự khỡi thuỷ của chúng ta.
Albert Einstein được sanh ra tại Đức năm 1879 trong một gia đình gốc Do Thái, lúc mà toàn thể nền khoa học của nhân loại đều lệ thuộc vào các nguyên lý then chốt về không gian, thời gian, và chuyễn động của lý thuyết cơ bản Newton, với những hệ thống vật lý tưỡng như là đã được hoàn chỉnh, sung mãn và mạch lạc. Chỉ vì sự hiện diện của Einstein trên quả đất, các lý thuyết Newton căn bản đó của loài người một sớm một chiều đã bị lỗi thời, dành chổ cho ngành Tân Vật Lý.
Năm 1905, với số tuổi xuân sanh 26 đầy tự tin và trí thông minh đĩnh ngộ, chàng trai trẻ Einstein đã tiên phong dẫn đầu trước mọi nhà thông thái khác cùng thời bằng một loạt những tập khảo cứu mới lạ, uyên thâm cùng với những tiên đoán táo bạo về luật chuyển động của vũ trụ. Mãi cho đến năm 1919 nhân hiện tượng Nguyệt Thực (eclipse) tại Anh, các khoa học gia đã khảo nghiệm và xác minh được là các tia sáng từ các hành tinh xa khi tiến gần mặt trời đã bị cong lệch do sức hút từ mặt trời, thì các nhà bác học lúc ấy mới có thể chứng nghiệm được Thuyết Tương Đối mà Einstein đã quyết đoán trước đó hằng mấy năm. Trí khôn của loài người lúc ấy mới bắt kịp phần nào với khã năng tư duy và mặc khải của Einstein, và ông đã nghiễm nhiên trỡ thành một thiên tài của mọi thiên tài, bậc thầy của mọi vị thầy.
Năm 1905 còn được mệnh danh là Năm Nhiệm Mầu vì một loạt những đóng góp liên tục cực kỳ mới lạ kỳ diệu của Einstein, từ cách định lượng các nguyên tử nhỏ li ti, cách đo năng lượng E=mc2 là một phương trình vật lý nỗi tiếng nhất, đến Thuyết Tương Đối của ông mà tầm ảnh hưỡng bao trùm lên mọi kẻ hỡ của vật chất, không gian, thời gian và năng lượng, mọi bước tiến của vật lý, từ các vật chất nhỏ bé li ti nhất là các nguyên tử, đến các cấu trúc vĩ đại nhất là Thái Dương Hệ và luôn cả vũ trụ.
11 năm sau đó, tức là năm 1916, với số tuổi 37 trưỡng thành và dồi dào kinh nghiệm, ông ấn hành tập khảo cứu thứ nhì, siêu đẳng hơn, uyên thâm hơn, với tựa đề Lý Thuyết Tương Đối Tổng Hợp (tức General Theory of Relativity) làm cho các nhà bác học đương thời càng ngạc nhiên trong thích thú. Thuyết của ông thiết lập chặt chẻ hệ thống Tân Vật Lý, khải minh cho một kỹ nguyên mới là ngành Nguyên Tử Năng. Ngành nguyên tử năng chuyên về các đơn vị vật chất nhỏ bé nhất, nhưng vận chuyễn với tốc độ cực kỳ cao nhanh, nên cũng ngầm chứa một năng lực kinh khũng vô song. Chính năng lực này đã được Hoa Kỳ dùng để tạo bom nguyên tử mà đã tàn phá 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bổn thành bình địa chỉ trong một chớp mắt, và dứt điểm Đệ Nhị Thế Chiến.
Và từ đó, loài người không hề quay đầu lại nữa. Con người từ đó tiến nhanh như mang một đôi hia ngàn dặm. Không ai hướng về thiên niên kỹ 2000 mới này còn có thể tưỡng tượng hoặc suy đoán đâu sẽ là giới hạn cuối cùng của trí khôn của loài người. Einstein vì vậy đã nghiễm nhiên ngự trị địa vị tuyệt đĩnh, ngang hàng với một số hiếm hoi các bậc thông thái, các nhà bác học không tiền khoáng hậu của lịch sử nhân loại như Aristotle, Copernicus, Galileo, Newton, mà đã luân phiên lèo lái những khúc quanh mới then chốt trong tiến trình sinh hoá của lịch sử nhân loại. Điều đáng nói chăng, chàng trai Albert Einstein siêu việt đó năm ấy chỉ mới tròn 37 tuổi.
Kiến thức dị thường của Einstein được trao dồi khi ông theo đuổi các công trình nghiên cứu tại học viện Bách Nghệ Liên Bang tại thành phố Zurich của Thuỵ Sĩ. Ông tốt nghiệp Tiến Sĩ năm 1905. Vì không kiếm được một chân giáo sư, ông bèn nhận việc làm Định Lượng Viên cho cơ quan cấp Bằng Phát Minh tại thành phố Berne của Thuỵ Sĩ. Không ngờ đấy cũng chính là môi trường kích thích cho những tư tưởng táo bạo và mới lạ. Sau giờ làm việc chàng trai trẽ Einstein lại say mê miệt mài nghiên cứu về những chuỗi hệ thống phức tạp của các sự chuyển động, cùng với ngành quang học mới lạ và trừu tượng, để rồi hình thành nên tập khảo cứu thứ nhất, quyễn Lý Thuyết Tương Đối Hạn Chế vào năm 1905 mà đã làm ngạc nhiên và chấn động thế giới.
Ông được trao tặng giải Nobel cao quý nhất vào năm 1921. Ông được mời thăm viếng và diễn thuyết tại nhiều viện đại học nỗi tiếng khắp nơi trên thế giới. Các học viện lỗi lạc đều mời ông về dạy. Năm 1932, ông đi đến một quyết định quan trọng. Ông quyết định chấp nhận quốc tịch Hoa Kỳ, và nhận lời làm giảng sư tại đại học Princeton, thuộc tiểu bang New Jersey. Năm 1952, quốc hội của tân quốc gia Do Thái mời Einstein về đãm nhiệm chức vụ Tổng Thống đầu tiên khi nước này mới được tái lập tại vùng Trung Đông, vì ông cũng là người gốc Do Thái. Tuy nhiên ông không thiết tha về chính trị, và đã khước từ.
Ngành vật lý nguyên tử đã cho chúng ta vô số những ứng dụng về điện tử gồm cả vô tuyến điện, radar, television, computer, và đáng kể nhất là nguyên tử năng. Điều đáng ghi nhận là, những phát minh mới của loài người, một khi áp dụng vào đời sống vật lý hằng ngày cũng biến thành nguyên tố khơi mào cho những suy tư về triết lý, tức là những liên hệ giữa con người và vũ trụ. Nếu chúng ta có thể định nghỉa ngành vật lý nguyên tử là đã tạo ra những năng lực cực kỳ to lớn từ những đơn vị vật chất li ti nhỏ bé nhất mà loài người có thể tìm thấy được, tương tự như những viên gạch nhỏ bé của một toà dinh thự đồ sộ, thì ta phải đồng ý là người có công khám phá ra nó đã có khả năng suy tư khác thường. Einstein là nhân vật lỗi lạc có khã năng siêu việt đó.
Ông nhận thức được căn cơ của sự vật một cách bình dị từ những điều mà người phàm tục lại cho là kỳ quặc. Thuyết Tương Đối của Einstein liên hệ đến sự chuyển động của nguyên tử, tức là những đơn vị vật chất cơ bản nhất, nhỏ bé nhất, nhưng lại hàm chứa một vũ trụ quan rộng rãi nhất. Trong khi thuyết Cơ Học của Newton đòi hỏi phải có các điều kiện tiên khởi và tuyệt đối để có thể giải thích được các chuyển động kế tiếp, thì Thuyết Tương Đối của Einstein có thể áp dụng cho mọi trường hợp mà không cần đến một điều kiện tiên khởi, một cái mốc thời gian hay một điều kiện khởi thuỷ nào của thời gian và không gian cả.
Vũ trụ, như vậy là một chuỗi dài sinh hoá vô thuỷ vô chung, xoay vần, chuyển đỗi. Loài người sau đó đã khám phá ra rằng họ chỉ có thể tìm hiểu được phần nào những bí hiễm của thiên nhiên mà không bao giờ có thể đủ khôn ngoan để khống chế được vũ trụ...Những chuyến phiêu lưu của Sinh Bá do đó sẽ mãi mãi vẫn là những chuyến mạo hiễm đầy những kỳ thú, vì khã năng tư duy của loài người sẽ có khả năng sinh động, vượt xa mọi biên giới.
Cát Biển
Relativity
What is space? What is time? To answer these questions, Albert Einstein developed the theory of relativity. Einstein demonstrated that space and time are curved, and that this curving is what we ordinarily call gravity.
Einstein explained that this is because everything (and everyone) is constantly in motion through both space and time, and therefore has its own unique frame of reference. This has some pretty bizarre implications. For instance, two people who are moving relative to each other, wearing identical watches, will measure time differently. Time will slow down or speed up depending on how fast each is moving. This usually isn't noticeable because your average wristwatch isn't sensitive enough to measure the tiny discrepancies that appear at slower speeds. Time dilation only becomes significant at speeds approaching the speed of light, when the effects are greatly magnified.
Einstein also asserted that space and time are one. Our three-dimensional existence -- the "where" of an event -- evolves along the fourth dimension of time -- the "when" of an event -- so we live in a four-dimensional space time. Ergo, what happens to time must also happen to space. So as time dilates for an object in motion, the object's length contracts along its horizontal axis by a corresponding amount.